Là cha mẹ, ai cũng mong đợi con mình tuân theo các quy tắc và tôn trọng quyền lực của người lớn. Rèn luyện sự vâng lời ở trẻ nhỏ có nghĩa là dạy chúng về sự tôn trọng và những đặc điểm tính cách quan trọng khác.
Khi trẻ biết tôn trọng, trẻ sẽ hiểu rằng cha mẹ là người lớn, điều đó vạch ra những ranh giới lành mạnh và thúc đẩy lợi ích của mọi người. Nhưng, nuôi dạy một đứa trẻ ngoan ngoãn không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Vậy đâu là cách nuôi dạy con ngoan ngoãn hiệu quả?
Sử dụng giọng nói nhẹ nhàng
Một số cha mẹ thường la mắng hoặc cằn nhằn con mình khi chúng cư xử không đúng mực hoặc không tuân theo mong đợi của chúng ta. Tuy nhiên, đây không phải là cách tiếp cận hiệu quả nhất để nuôi dạy một đứa trẻ biết lễ phép.
La hét hoặc quát mắng không bao giờ mang lại kết quả tích cực. Những gì bạn có thể làm để nhận được sự tôn trọng từ con mình là sử dụng giọng nói nhẹ nhàng. Hãy bình tĩnh và đưa ra những hướng dẫn rõ ràng về cách bạn mong đợi con tuân theo.
Ví dụ, nếu bạn muốn con lắng nghe khi yêu cầu con cất đồ chơi đi, sẽ rất hữu ích nếu con được hướng dẫn cách thực hiện. Hãy nắm tay con và dẫn dắt con khi bạn đặt từng món đồ chơi vào trong hộp.
Ngoài ra, đừng mong đợi con làm đúng ngay lần đầu tiên. Việc tuân theo các quy tắc và kỳ vọng không phải là điều có thể đạt được chỉ sau một ngày. Nó có thể đòi hỏi một loạt các bước tiếp theo và điều đó hoàn toàn bình thường.
Tránh lặp lại hướng dẫn
Theo dõi và lặp lại những hướng dẫn của bạn cho con là hai việc khác nhau. Bạn có thể theo dõi để đảm bảo rằng con sẽ làm theo chỉ dẫn của bạn vào lần khác. Nhưng khi bạn hướng dẫn con cất đồ chơi vào lần đầu tiên, điều quan trọng là hướng dẫn của bạn phải rõ ràng và dễ hiểu.
Tránh lặp lại hướng dẫn của bạn lần thứ hai hoặc thứ ba. Nếu không, điều này khiến con nghĩ rằng mình có thể trì hoãn những hướng dẫn ban đầu của bạn và đợi cho đến khi bạn lặp lại yêu cầu.
Nói với con những gì nên làm thay vì liệt kê những gì không nên làm
Chúng ta có xu hướng sử dụng những từ “không” để giúp con mình tránh khỏi rắc rối hoặc nguy hiểm. Ví dụ chúng ta nói: “Không, đừng chạm vào cái đó” hoặc “Không, con không thể thức quá khuya”. Mặc dù trẻ hiểu rằng có những việc chúng không được phép làm nhưng đôi khi từ “không” là chưa đủ thuyết phục.
Thay vào đó, hãy thử nói với con những gì bé có thể làm. Đề xuất các hoạt động hoặc hành vi có ích thay vì những điều con không được phép làm. Nếu không muốn con thức khuya xem bộ phim hoạt hình yêu thích, bạn có thể gợi ý các hoạt động trước khi đi ngủ.
Ví dụ, bạn có thể rủ con đọc truyện trước khi đi ngủ hoặc chơi xếp hình. Bằng cách này, bạn sẽ đảm bảo rằng con đi ngủ đúng giờ, đồng thời tuân thủ các quy tắc về việc giới hạn thời gian sử dụng thiết bị.
Nhất quán các quy tắc
Việc rèn luyện sự vâng lời của trẻ sẽ không hiệu quả nếu bạn không nhất quán với các quy tắc và kỳ vọng của mình. Nếu bạn nói “không” với điều gì đó, hãy đảm bảo kiên trì thực hiện nó.
Nếu con lặp lại hành vi sai trái tương tự, hãy áp dụng hậu quả thay vì không làm gì cả. Điều này sẽ giúp đảm bảo con làm theo hướng dẫn khi được yêu cầu.
Khuyến khích con chấp nhận hướng dẫn của bố mẹ
Bạn có biết rằng việc con trì hoãn làm theo hướng dẫn của bạn là không vâng lời? Ngay cả khi con bạn làm theo những gì bạn yêu cầu nhưng lại làm sau khi bạn yêu cầu mười phút thì điều này là thiếu tôn trọng.
Trong trường hợp này, bạn nên yêu cầu con ghi nhận hướng dẫn của bạn bằng cách sử dụng các câu như “Vâng ạ” hoặc “Được rồi mẹ, con sẽ làm.”
Tuân theo hướng dẫn và mong đợi của bạn không phải là điều gì quá khó khăn. Khía cạnh thách thức nhất của việc này là giúp trẻ chống lại những cám dỗ khiến chúng không tuân theo mong muốn của bố mẹ.
Nuôi dạy một đứa trẻ ngoan ngoãn có thể khó khăn nhưng thông qua việc rèn luyện kiên trì, bạn sẽ giúp con mình xây dựng thói quen vâng lời.
Theo childrencentral.net