Nhưng, điều quan trọng không kém là kết nối với con và xác định lý do khiến con hay ăn vạ.
Ăn vạ là một vấn đề hành vi khá phổ biến ở trẻ em. Ngay từ khi còn nhỏ, hầu hết trẻ em đều nhận ra rằng ăn vạ thường có hiệu quả. Đó là một cách hay để khiến người lớn phải phục tùng.
Vì vậy cha mẹ cần phải hạn chế hành vi này càng sớm càng tốt. Nếu không có sự can thiệp thích hợp, ăn vạ sẽ trở nên tồi tệ hơn, và một đứa trẻ hay ăn vạ sẽ trở thành một người lớn hay than vãn.
Những bước sau đây sẽ giúp bạn ngăn chặn thói ăn vạ của con:
Thiết lập quy tắc gia đình về thói ăn vạ
Thiết lập một quy tắc gia đình về thói ăn vạ, chẳng hạn như thuyết phục con “Hãy hỏi một cách tử tế điều gì đó và bình tĩnh chấp nhận câu trả lời”. Điều này giúp trẻ hiểu rằng nỗ lực thay đổi suy nghĩ của bố mẹ sẽ không có hiệu quả.
Đưa ra cảnh báo
Đôi khi ăn vạ trở thành một thói quen xấu đối với trẻ và chúng không nhận ra mình đang làm điều đó. Để thu hút sự chú ý của con vào điều này, bạn hãy đưa ra một cảnh báo bằng cách nói: “Không được ăn vạ” hoặc “Con thấy không, bố/mẹ không bao giờ ăn vạ”.
Điều này cũng giúp con hiểu rằng van xin, nài nỉ và hỏi đi hỏi lại đều cấu thành hành vi ăn vạ. Lời cảnh cáo cũng giúp con có cơ hội được “làm lại” và khuyến khích chúng cư xử theo cách phù hợp hơn.
Giữ bình tĩnh và không nhượng bộ
Nghe một đứa trẻ ăn vạ có thể còn tệ hơn cả hoàn thành một công việc thách đố thần kinh. Tuy nhiên, điều quan trọng là người lớn phải giữ bình tĩnh. Hãy hít thở sâu, rời khỏi phòng hoặc bật một vài bản nhạc nếu điều đó giúp bạn giữ bình tĩnh.
Dù bạn làm gì, đừng nhượng bộ. Nếu bạn nhượng bộ bằng câu nói: “Được rồi, con ăn thêm một cái bánh quy nữa đi!”, bạn sẽ dạy con mình rằng ăn vạ là một cách hiệu quả để đạt được điều chúng muốn.
Bỏ qua những lời than vãn
Sự chú ý dưới bất kỳ hình thức nào, ngay cả khi đó là sự chú ý tiêu cực, đều có thể khuyến khích hành vi tiếp tục. Bỏ qua thói tìm kiếm sự chú ý như ăn vạ là một hình thức sửa đổi hành vi hiệu quả.
Nếu con bắt đầu rên rỉ ỉ ôi khi bạn bảo con nhặt đồ chơi lên, việc dành cho con sự chú ý sẽ khuyến khích tiếng rên rỉ tiếp tục. Ngoài ra, bạn càng lôi kéo bản thân vào cuộc trò chuyện lâu thì con càng có thể trì hoãn việc nhặt đồ chơi lâu hơn.
Phớt lờ có nghĩa là bạn phải giả vờ như thể bạn không hề nghe thấy tiếng rên rỉ nào cả. Hãy tiếp tục công việc bình thường của bạn và cố gắng điều chỉnh những lời than vãn.
Tiếp tục phớt lờ cho đến khi hành vi đó dừng lại. Cuối cùng, con sẽ nhận ra ăn vạ không có tác dụng. Chỉ cần đảm bảo bạn không nhượng bộ bất cứ lúc nào, nếu không bạn có thể khiến hành vi đó trở nên tồi tệ hơn.
Đưa ra sự chú ý tích cực khi hành vi ăn vạ dừng lại
Ngay khi tiếng rên rỉ ỉ ôi dừng lại, hãy dành cho con sự quan tâm tích cực. Khen ngợi con bằng cách nói điều gì đó chẳng hạn như “Mẹ thích cách con chơi lặng lẽ như thế này!”
Hãy dành nhiều sự quan tâm tích cực đến hành vi tốt, điều đó sẽ khuyến khích con tìm kiếm sự chú ý theo những cách tích cực.
Ngăn chặn thói ăn vạ trong tương lai
Hãy trang bị cho con kỹ năng cần thiết để xử lý những cảm xúc khó chịu như thất vọng, chán nản và buồn bã mà không than vãn.
Ví dụ, nếu con tức giận vì bạn nói với chúng rằng chúng không thể ra ngoài chơi, hãy khuyến khích chúng giải quyết những cảm giác tức giận đó bằng cách làm điều gì khác như tô màu hoặc chơi cờ cá ngựa. Kỹ năng đối phó sẽ giúp con giải quyết cảm xúc của mình theo hướng tích cực.
Con cũng cần các kỹ năng giải quyết vấn đề để xử lý cảm xúc của mình. Nếu con cảm thấy buồn vì trời mưa và chuyến đi biển của gia đình bị hủy, hãy giúp con tìm một hoạt động trong nhà. Trao quyền cho con tự giải quyết vấn đề sẽ giúp chúng vui vẻ với công việc mà không ăn vạ.
Theo verywellfamily.com