Nhà thiết kế Chu Tiểu Kiệt năm nay 70 tuổi, ông rời khỏi studio mà mình đã sống 20 năm để tu sửa ngôi nhà cho vợ mình ở Thất Đổ, Ôn Châu (Trung Quốc). Tổng diện tích ngôi nhà rất lớn, hướng ra sông và cánh đồng thơ mộng.
Ngôi nhà được hoàn thiện theo sở thích của họ. Trước cửa trồng nhiều thủy sam, xây bể bơi, không gian mở, thoáng đãng và yên tĩnh. Vì lịch trình sinh hoạt khác nhau nên vợ chồng ông ngủ riêng. Họ cũng không sống chung với con cháu, quan điểm của họ là “con cái có thế giới riêng của con cái”.
Trong ngôi nhà rộng lớn ở Thất Đổ, từ tủ sách lớn đến ghế thay giày nhỏ, 95% đồ nội thất đều tự thiết kế. Chu Tiểu Kiệt hiện là Giám đốc nội thất Opal, thành viên của Liên minh nghệ sĩ và nhân văn Ôn Châu và Giáo sư thỉnh giảng Học viện Mỹ thuật Trung ương, Trung Quốc. Có lẽ vì vậy, ông đã dồn hết tâm huyết vào tổ ấm của hai vợ chồng.
Yui – một chuyên viên chăm sóc đời sống đang thăm nhà của Chu Tiểu Kiệt.
Hiện tại, ông nội Chu làm việc 6 ngày/tuần, từ chối nghỉ hưu và cũng không chăm sóc cháu: “Tôi chưa bao giờ nghĩ đến hai từ ‘nghỉ hưu’, miễn là đầu óc còn hoạt động, miễn là còn sống thì tôi sẽ tiếp tục làm những điều mình thích”.
Ông nội 70 tuổi sửa sang tổ ấm cho vợ: “Khi sống chung, cần có không gian riêng, đó mới là bí quyết hạnh phúc lâu dài”
Ngôi biệt thự ở Ôn Châu – nơi ông nội Chu đã sống và làm việc 20 năm.
Trước kia, ông nội Chu luôn sống trong phòng làm việc gọi là “Biệt thự Ôn Châu”, tầng dưới làm việc, tầng trên để ở, tiết kiệm thời gian đi lại hơn so với những nơi khác. Nhưng vợ ông cảm giác nơi đó không phải là tổ ấm nên ông đã sửa sang lại ngôi nhà mà ông đã mua hơn 20 năm trước.
Bức tường ngoài được giữ nguyên, cây leo ông Chu cũng không động đến, đây là một ngôi nhà đầy sức sống.
Môi trường xung quanh giống như ngôi nhà ông sống khi còn nhỏ. Phía trước nhà là một con sông, chạy ra ngoài là thấy ngay cánh đồng rộng lớn, trong ký ức của ông, tuổi thơ luôn là khoảng thời gian đẹp và yên bình nhất.
Ông nội Chu tâm sự thế này.
Xã hội này phức tạp lắm rồi, về nhà nên đơn giản một chút, vì thế trong thiết kế sân vườn, phương pháp cơ bản của tôi là “khoảng không”. Cây tôi trồng toàn là cây bách, chúng rụng lá vào mùa đông, ánh nắng mặt trời lọt vào nhà; mùa hè nắng gắt, chúng lại che chắn được ánh nắng. Như vậy có thể giảm bớt việc bật điều hòa, rất thân thiện với môi trường.
Tôi và vợ đều thích bơi lội, chỉ cần có điều kiện, tôi nhất định sẽ xây một bể bơi, mở cửa sổ ra là thấy dòng nước trong vắt chảy trước mắt, lòng sẽ thấy bình yên.
Cầu thang được trang trí đầy nghệ thuật.
Cầu thang giống như một tác phẩm điêu khắc trong nhà, điều tôi nhấn mạnh là chức năng sử dụng của nó: Làm sao để lên xuống thuận tiện?
Ngôi nhà này hầu như không có thiết kế đặc biệt cho “nghỉ hưu”, tôi và vợ không bao giờ nghĩ đến chuyện đó. Chỉ là khi làm cầu thang, vì chúng tôi càng ngày càng già đi, nên tôi thiết kế nó rất hẹp, tay vịn mỏng, có thể nắm chặt được.
Tầng hai khá riêng tư, có 3 phòng ngủ. Phòng làm việc của tôi cũng tính là phòng ngủ, kéo dài ghế sofa ra và mở rộng một chút, nó sẽ trở thành một chiếc giường. Kệ sách được làm từ sàn đến trần nhà. Đôi khi uống chút rượu, đọc sách một lát, đôi khi tôi sẽ ngủ luôn ở đây, rất thoải mái.
Phòng ngủ của vợ ông tràn ngập ánh sáng, bà thường xuyên chơi đàn cổ cầm ở cạnh cửa sổ (ảnh trái), Yui đến thăm phòng làm việc của ông nội Chu (ảnh giữa), phòng ngủ phụ còn giữ chiếc giường của con trai ông từ khi còn nhỏ (ảnh phải).
Tôi và vợ ngủ riêng. Cô ấy thích sự yên tĩnh, tôi có thể đi ngủ sớm và dậy sớm, như thế cũng không phiền đến nhau.
Chúng tôi là bạn cùng lớp cấp 3, quen nhau được 53 năm, cưới nhau từ năm 1981. Cô ấy có sở thích riêng, thích chơi đàn cổ và chơi golf, đôi khi chúng tôi cùng đi chơi golf, cô ấy cười và nói rằng tôi không cùng đẳng cấp với cô ấy.
Khi con người sống chung với nhau, cần có không gian riêng, đó mới là bí quyết cho một mối quan hệ lâu dài. Không gian này, không ai có quyền xâm nhập một cách tùy tiện. Yêu một người là để họ sống hạnh phúc, bạn kiểm soát họ chặt chẽ thì họ còn hạnh phúc được không?
Tôi thường nói với vợ rằng, con cái có thế giới riêng của chúng, chúng ta đừng xen vào chuyện của chúng, nó làm những gì nó thích là được. Có lần nó hỏi tôi thành công là gì? Câu trả lời rất đơn giản: Con có thể tự nuôi sống mình, nuôi sống gia đình và có sức khỏe tốt.
Bàn trà trong phòng khách (ảnh trái), đèn hình cá (ảnh giữa), phòng khách có giếng trời trên mái (ảnh phải).
Tầng một chủ yếu là không gian công cộng mở cửa, cửa vào là gam màu ấm, rất dịu dàng. Trần nhà có nhiều “lỗ nhỏ”, làm cửa sổ trời. Nếu bạn chỉ sử dụng đèn để chiếu sáng, nó chỉ là ánh sáng “chết”, nhưng bây giờ như vậy, ánh sáng trong nhà thay đổi theo thời gian, mùa vụ. Đôi khi ngồi đó nhìn ánh sáng chiếu vào, tâm trạng sẽ rất vui vẻ.
Phòng khách không đặt sofa, mà được làm thành phòng khách “phương Đông” đúng nghĩa. Tôi cho rằng phong cách sống của người Trung Quốc, nó nên là uống trà, uống thêm chút rượu, vì vậy tôi đã cố ý thiết kế một chiếc bàn ăn trà, bên trong có nước, nhẹ nhàng chạm vào bề mặt bàn nước sẽ bắn lên, còn có cây cối, đá, nó có thể di chuyển. Ngồi quây quần với bạn bè, giống như ngắm cảnh, rất thoải mái, tự do.
Vì Ôn Châu là thành phố của núi non và dòng sông, tôi rất thích nghiên cứu trong thiết kế làm thế nào để đưa nước, đưa núi vào. Nước trong bàn ăn phải trong, tôi đã làm hệ thống lọc riêng phía dưới. Phía trên bàn tròn, chiếu sáng bằng đèn “Swallow” rất Trung Quốc và nhẹ nhàng, gần đây tôi cũng thiết kế “đèn cá”, tôi cảm thấy đèn cá phù hợp hơn với phong tục của người Trung Quốc, ngụ ý “niên niên hữu dư” – hàng năm có dư.
Khu quầy bar được bao quanh bởi kệ sách hai bên, tôi đặt sách, rượu và đồ vật mang về từ các chuyến du lịch. Con người cần có kỷ niệm, chỉ cần nhớ những điều vui vẻ, nỗi buồn sẽ được quên lãng.
Chiếc bàn này được làm từ hóa thạch, ban đầu đã dùng một xe tải đồ nội thất do tôi thiết kế để đổi lại. Nó vừa có tính năng vừa có tính nghệ thuật, kết hợp cả cổ đại và hiện đại.
Tự mình thực hiện 95% các mẫu thiết kế, tóc tự cắt, quần áo tự may
Để mưu sinh, ông nội Chu đã làm thợ nề, thợ mộc, thợ cơ khí và kế toán khi còn trẻ. Vào những năm thập niên 80, ông ra nước ngoài lập nghiệp. Nếu ngày hôm nay ông có thể trở thành một nhà thiết kế giỏi thì đó là nhờ vào chính những kinh nghiệm xương máu đó đã “làm” nên ông.
Ông nội Chu tâm sự thế này.
Bà ngoại cũng ảnh hưởng lớn đến tôi, bà là người có tính sạch sẽ, bây giờ tôi cũng đã nhiễm tính này, mọi thứ phải sạch sẽ, phân loại rõ ràng. Phân loại rõ ràng chính là thói quen của người thợ.
Trong tất cả các “danh tính”, tôi muốn được gọi là “thợ thủ công” nhất, bây giờ danh thiếp của tôi in như vậy. Thực ra thiết kế không phải là “nghĩ” ra, mà là qua “làm” ra.
Mặc dù thành lập công ty thiết kế nhưng ông lại thích làm thợ hơn (ảnh trái), trong studio có 1 chiếc bàn tròn giống ở nhà, chạm vào mặt bàn nước sẽ bắn lên (ảnh phải).
Hơn 95% thiết kế trong gia đình đều do tôi tự làm.
Tôi định nghĩa thiết kế khá đơn giản: Đầu tiên là dễ sử dụng, đó là chức năng; thứ hai là chất lượng, có nhiều chi tiết; thứ ba là khác biệt, bên trong đã bao gồm cả sự thú vị. Ví dụ như bàn ăn của chúng tôi, khi nói chuyện vui, chạm vào bàn nước sẽ bắn lên, nhịp đập khác nhau, không khí cũng hoàn toàn khác.
Cũng có đèn treo chai rượu trong nhà. Tôi thích cắm hoa, những chiếc đèn này cũng nên có hoa để trang trí, thân chai có lỗ nhỏ, không khí có thể vào, có ánh sáng, nước, không khí, cây cối sẽ phát triển mạnh mẽ. Bạn xem rễ cây kia, đẹp quá!
Vali đi công tác, tôi làm khoảng bảy tám năm trước, phù hợp với trang phục của mình. Điều quan trọng nhất là chức năng của nó, có thể đựng một đôi giày, một túi đựng đồ vệ sinh. Kéo mở ở phía sau và nó có thể chứa quần áo dùng cho cả tuần.
Ghế đẩu là một tác phẩm “nghệ thuật” đặt ở cửa ra vào. Nó đi kèm với một chiếc bàn chải và một chiếc móc giày, đồng thời có “cơ chế” để giấu đi và cất lại sau khi sử dụng.
Tôi luôn muốn thiết kế một chiếc ghế để đi giày, để đỡ lưng, một ngày nọ tôi thấy hình dáng tròn xẹp của con gián trong bếp, tôi nói “Trời ơi, đây chính là nó!”. Sau đó chúng tôi đặt tên nó là “ghế kiến”, dễ thương hơn, mọi người đều không thích “ghế gián”.
Tôi không đến tiệm hớt tóc để tạo kiểu tóc, thay vào đó, vợ tôi làm. Tôi nói cắt như thế nào cách tai khoảng 1.5cm là được. Ngay cả quần áo cũng do tôi tự làm, thiết kế những gì mình muốn mặc, mặc ra cảm giác yêu đời lắm.
Đừng nghỉ hưu, hãy làm những gì bạn thích
Nhà tôi có rất nhiều hoa thủy tiên, tôi đặc biệt thích hoa thủy tiên, sau đó bất chợt phát hiện ra nó còn có ý nghĩa biểu tượng của việc “tự yêu”. Tôi cũng vậy, rất yêu quý bản thân mình và làm bất cứ điều gì cũng vì mình thích.
Biệt thự Ôn Châu (ảnh trái), Bảo tàng thiết kế mỹ thuật Tô Châu (ảnh phải).
Hiện tại, tôi làm thiết kế khá đa dạng, từ lớn đến nhỏ như kiến trúc, gốm sứ, chỉ cần thích là sẽ bắt tay vào làm.
Phòng làm việc và phòng trưng bày của tôi “Biệt thự Tô Châu” cũng do tôi tự thiết kế. Tòa nhà 6 tầng này, mặt ngoài được che phủ bởi thường xuân, hiện tại đã có dây leo bám đầy, đợi đến mùa xuân sẽ nảy mầm mới.
Triển lãm tác phẩm của ông nội Chu tại Bảo tàng Thiết kế Quốc tế Trung Quốc 2023.
Tôi cũng là một nhà tổ chức triển lãm, năm ngoái tại Bảo tàng Thiết kế Quốc tế Trung Quốc ở Hàng Châu, tổ chức một triển lãm, tổng kết gần 100 tác phẩm thiết kế.
Tôi bây giờ làm việc 6 ngày một tuần, thường xuyên đi lại giữa Ôn Châu và Tô Châu. Vợ tôi hỏi, bao giờ nghỉ hưu? Tôi nói tại sao phải nghỉ hưu? Ngày nào chân không thể di chuyển, tay không thể cử động, miễn là não còn suy nghĩ, tôi vẫn phải tiếp tục làm việc.
Công việc không liên quan đến tuổi tác, bởi vì nếu bạn yêu công việc, nó là một phần của cuộc sống của bạn. Tìm ra công việc bạn yêu thích rất quan trọng, tìm ra nơi bạn có khả năng, cứ làm tiếp, khai thác xem bản thân mình có thể đi xa đến đâu. Làm những việc mình cảm thấy thú vị, sẽ không cảm thấy mệt mỏi.