Giò thủ (giò xào, giò tai) là món ăn cổ truyền trong mỗi dịp Tết đến. Giò thủ thường được làm bởi nguyên liệu chính là thịt thủ (phần thịt ở đầu con lợn), rồi xào chín cùng một số nguyên liệu khác sau đó gói và nén chặt lại. Hình dáng thường thấy nhất đó là hình trụ tròn.
Bạn hãy cùng tham khảo bài viết này để biết cách làm món giò thủ ngon đậm đà tại nhà nhé!
Nguyên liệu làm giò thủ
500g tai lợn
500g lưỡi lợn
300g thịt đầu (thịt thủ)
100g nấm hương
50g mộc nhĩ
Tỏi băm
Gia vị ướp thịt gồm: 1 thìa canh hạt nêm, 1 thìa cà phê tiêu, 1 thìa canh nước mắm, 1/2 thìa canh đường
Lá chuối
Cách làm giò thủ
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Tai lợn, lưỡi lợn và thịt thủ khi mua về đem rửa thật sạch rồi chần qua nước sôi thêm chút giấm và muối để khử mùi hôi. Sau đó đem đi cạo hết lông, chú ý phần lưỡi phải loại bỏ hết phần màng trắng trên bề mặt của lưỡi. Sau khi chần xong hãy vớt ra xả với nước lạnh rồi để ráo.
Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở ra rồi cắt bỏ phần chân sau đó rửa thật sạch.
Đem thái mỏng tất cả các nguyên liệu trên, quan trọng nhất là phần tai heo phải thái thật mỏng nếu không sẽ rất cứng và khó ăn.
Tỏi bóc vỏ rồi đem băm nhuyễn.
Bước 2: Tẩm ướp nguyên liệu
Cho tất cả da lợn, tai lợn đã cắt nhỏ vào một thau lớn. Tiếp đến là cho nấm hương, hành tím đã cắt nhỏ, muối, nước mắm, bột ngọt, tỏi ớt băm nhỏ, hạt tiêu. Trộn đều tấc cả các nguyên liệu với nhau để thấm gia vị trong khoảng 20-30 phút.
Bước 3: Gói giò thủ
Lá chuối rửa sạch, bạn nên luộc sơ để dể gói. Trải lá chuối ra mặt phẳng, chồng khoảng 2-3 lớp lá so le nhau.
Cho nhân lên mặt lá chuối, sau đó gói lại như kiểu gói bánh tét. Lưu ý: Cách gói này đòi hỏi bàn tay khéo léo của người gói giò.
Sau khi gói lớp lá chuối tròn lại thì dùng nẹp tre hoặc sợi dây cột chặt để khi luộc giò không bị bung ra.
Bước 4: Hấp/luộc giò
Khi giò thủ đã gói xong hãy cho giò vào nồi, đổ nước ngập mặt giò và nấu chín hoặc bạn có thể dùng nồi hấp.
Vì là các nguyên liệu đã được sơ chế qua nên quá trình luộc chỉ khoảng 30-35 phút, cũng tùy giò bạn gói có kích thước lớn nhỏ.
Bước 5: Thành phẩm
Giò thủ được nêm nếm đậm đà, giòn ngon lại béo. Màu sắc cũng rất bắt mắt, là sự đan xen giữa những sọc trắng đen của sụn tai và nấm hương, màu trắng ngà của mỡ đông.
Những lưu ý khi làm giò thủ
– Nếu bạn không biết gói giò bằng lá chuối hoặc không có khuôn ép giò, bạn có thể dùng chai nhựa có đường kính phù hợp để gói và ép giò thủ.
Để thực hiện, bạn hãy cắt bỏ hai đầu chai, rửa sạch, hong khô. Lồng 2 túi nilông vào nhau sau đó lồng vào lòng chai, đổ thịt đã xào vào, dùng tay ấn cho chắc. Đặt đứng chai trên bề mặt phẳng, dùng vật nặng đè lên chai cho giò chắc hơn. Khi giò nguội hãy cất cây giò vào ngăn mát tủ lạnh để thịt đông kết với nhau.
– Thời hạn bảo quản giò thủ cất trong ngăn mát tủ lạnh tối đa khoảng 5 đến 7 ngày. Khi thấy bề ngoài cây giò thủ có nhớt, hãy bỏ đi vì lúc đó giò thủ đã thiu.
– Đặc trưng hương vị của món ăn miền Bắc là không thêm đường vào món ăn. Do đó, nếu gói giò theo hương vị ẩm thực miền Bắc, bạn không nên thêm đường vào hỗn hợp làm giò thủ.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết cách làm giò thủ giòn ngon đậm đà. Chúc bạn thành công!