Trong cuộc sống, rất khó tránh khỏi có những đứa trẻ bị người lớn trong gia đình và ở ngoài so sánh ngoại hình. Dù không thích điều này nhưng đây lại là một thực tế phổ biến. Nếu rơi vào trường hợp như vậy, để trẻ không bị tổn thương hay tự khi khi bị đem ra so sánh, cha mẹ cần dạy con biết trước một số điều dưới đây:
1. Đừng quá chú trọng đến vẻ bề ngoài
Xã hội hiện đại chú trọng tới ngoại hình nên nhiều người lầm tưởng ngoại hình là tất cả mà quên đi trau dồi phẩm chất bên trong.
Một số cô gái sớm dành thời gian và tiền bạc để phẫu thuật thẩm mỹ khi còn trẻ, thậm chí vay mượn để có một cuộc sống sang chảnh. Hành này không chỉ gây tổn hại đến sức khỏe thể chất, tinh thần của họ mà còn có thể gây ra gánh nặng tài chính và áp lực tâm lý.
Trên thực tế, ngoại hình xinh đẹp cũng chỉ là nhất thời, chẳng có vẻ đẹp này trường tồn với thời gian. Điều quan trọng nhất vẫn là phẩm chất, năng lực, trí tuệ bên trong mỗi người.
Vì thế, cha mẹ cần giáo dục con cái, đặc biệt là các bé gái hiểu đúng về vẻ đẹp, không nên mù quáng theo đuổi sự phù phiếm bên ngoài mà nên cần tập trung việc trau dồi nội tâm. Sự hấp dẫn về lâu dài đến từ sự tự tin, trí tuệ và khí chất bên trong của một người.
2. Chú ý đến việc trau dồi khí chất
Tính cách, quan điểm, suy nghĩ của một người quan trọng hơn rất nhiều so với ngoại hình. Người có ngoại hình giản dị nhưng khí chất tao nhã, đối xử chân thành với người khác sẽ được yêu thích hơn người có ngoại hình xinh đẹp nhưng lại không biết cách sống.
Cha mẹ nên nuôi dưỡng khí chất của con ngay từ khi còn nhỏ, bao gồm phép tắc xã giao, xây dựng sự tự tin, cách đối xử với người khác.
Một người nếu hiểu biết được những phép tắc xã giao, biết cách cư xử, họ có thể nổi bật giữa đám đông, được người khác tôn trọng, yêu mến dù ngoại hình của họ kém hấp dẫn.
Việc trau dồi khí chất tinh thần không chỉ nâng cao sức hấp dẫn cá nhân mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nghề nghiệp và xã hội trong tương lai của con cái sau này.
3. Nuôi dưỡng EQ và IQ
Trong xã hội ngày nay, việc phát triển cân bằng giữa EQ và IQ đặc biệt quan trọng. Dù một số người cho rằng đọc sách không giúp ích nhiều nhưng thực tế, học vấn và kiến thức vẫn là nền tảng quan trọng để một người có thể đứng vững trong xã hội.
Một nền tảng giáo dục xuất sắc không chỉ có thể mang lại cơ hội nghề nghiệp tốt hơn mà còn nâng cao phẩm chất tổng thể của một người.
Trí tuệ cảm xúc cũng quan trọng không kém vì nó quyết định khả năng thực hiện của một người trong các tình huống xã hội và khả năng xử lý các mối quan hệ giữa các cá nhân.
Những người có trí tuệ cảm xúc cao rất giỏi thấu hiểu người khác, điều tiết cảm xúc và giải quyết xung đột, đây đều là những yếu tố quan trọng để thành công trong xã hội.
Cha mẹ nên tập trung nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của con ngay từ khi còn nhỏ, bao gồm việc quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và các khía cạnh khác.
Tóm lại, muốn nuôi dạy con cái không bị so sánh trong xã hội đòi hỏi sự nỗ lực và quan tâm của cha mẹ về mọi mặt. Từ quan niệm về ngoại hình, thế giới nội tâm, kỹ năng ứng xử, cách giao tiếp, EQ và IQ… mọi khía cạnh đều cần sự trau dồi và hướng dẫn đúng đắn của cha mẹ. Chỉ bằng cách này, mỗi đứa trẻ sẽ đẹp cả bên trong lẫn bên ngoài và thành công trong cuộc sống.