Lý thuyết học tập xã hội trong tâm lý học tin rằng trẻ em bắt chước và học cách giải quyết vấn đề, cách tương tác với người khác và cách thể hiện cảm xúc bằng cách quan sát lời nói cũng như hành động của cha mẹ. Lý thuyết phát triển nhận thức cho rằng giới luật và việc làm của cha mẹ giúp trẻ hình thành một cấu trúc nhận thức hoàn chỉnh, điều này có tác động sâu sắc đến các giá trị và cách suy nghĩ của trẻ.
Nói chung, những hành vi, thói quen hàng ngày của cha mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nên tính cách và cách ứng xử của con cái.
Ba “thói quen xấu” sau đây của cha mẹ có vẻ keo kiệt nhưng thực chất lại là tấm gương tốt cho con cái. Những đứa trẻ lớn lên với những “thói quen xấu” này sẽ đặc biệt có triển vọng trong tương lai.
1. Thùng carton cũ không vứt đi
Có một ông bố vì không nỡ vứt những thùng giấy đựng đồ ship của gia đình mình đi nên đã quyết định tận dụng chúng làm nhiều món đồ chơi cho con gái mình, từ những thứ đơn giản như nhà, lâu đài đến phức tạp hơn như xe nâng, máy xúc… Hành động của ông bố này sau đó còn được vinh danh trên thời sự.
Giới trẻ ngày nay thường không mấy để ý đến những chiếc hộp giấy, thùng carton đựng đồ của mình, trong khi người già lại giữ lại chúng để bán hoặc dùng cho các mục đích khác. Việc tích trữ đồ cũ có thể không phải thói quen tốt nhưng việc biết tận dụng, tái chế chúng thì khác.
Thông qua việc làm đó của phụ huynh, trẻ có thể học được nhiều điều. Đầu tiên, nếu trực tiếp quan sát cách bố mẹ biến thùng giấy bỏ đi thành đồ chơi, trẻ sẽ có cơ hội chứng kiến quá trình “làm một cái gì đó từ đầu” và sẽ trở nên tin vào sức mạnh của đôi tay. Điều này nâng cao khả năng tự lập của trẻ khi lớn lên.
Thứ hai, việc biến rác thành đồ dùng được của bố mẹ đòi hỏi sự khéo léo và sáng tạo nhất định. Nếu cho trẻ cùng bố mẹ thực hiện một số thao tác, điều này không chỉ rèn luyện khả năng thực hành của trẻ mà còn nâng cao sự kết nối tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Những đứa trẻ lớn lên theo cách này không những sẽ ngoan ngoãn mà còn bớt nổi loạn hơn rất nhiều khi đến tuổi thiếu niên.
Thứ ba, sau một thời gian lao động đơn giản như vậy, khả năng sáng tạo của trẻ sẽ được cải thiện rất nhiều so với các bạn cùng trang lứa, trẻ sẽ không bị bó buộc trong một không gian tưởng tượng nhất định mà dần nhận ra khả năng sáng tạo của chính mình là vô hạn.
2. Coi học thêm là phí tiền
Có một kiểu cha mẹ rất “ngại” bỏ tiền ra cho con đi học thêm, học nếm và cho rằng trẻ chỉ cần học ở trường là đủ. Nếu không hiểu, trẻ có thể hỏi thêm giáo viên hoặc các bạn học giỏi khác trong lớp.
Hành vi này thoạt nhìn có vẻ keo kiệt nhưng thực tế nó thực sự giúp trẻ giảm bớt căng thẳng. Đồng thời, khi điểm số ngày càng tăng, nếu trẻ thực sự có nhu cầu học hỏi thêm, trẻ sẽ phải tự tìm cách vì “thói quen xấu” này của cha mẹ, đó là hoặc đuổi theo giáo viên sau giờ học và hỏi han, hoặc đến thư viện, hiệu sách để tra cứu thêm thông tin.
Ngày nay, Internet phát triển, trên Internet có rất nhiều thông tin miễn phí. Thông qua quá trình tìm kiếm, sàng lọc thông tin, trẻ sẽ học được cách dựa vào chính mình khi gặp vấn đề. Điều này giúp cải thiện khả năng giải quyết vấn đề của trẻ cũng như nâng cao nhận thức về sự tự giác, tự lập.
3. Chỉ đưa con đến những điểm tham quan miễn phí
Kiểu cha mẹ này thích đi du lịch giá rẻ và chỉ đến những điểm tham quan miễn phí, chẳng hạn như bảo tàng, vườn thú, công viên bách thảo… Bằng cách này, mặc dù trẻ em mất cơ hội xem các điểm tham quan phải trả phí nhưng chúng thường có thể sử dụng các điểm tham quan miễn phí để chơi theo những cách mới.
Chẳng hạn, trong các viện bảo tàng, trẻ sẽ được mở rộng kiến thức về lịch sử, văn hóa, khoa học công nghệ…. Hay khi đến vườn thú, công viên bách thảo…, trẻ có thể tìm hiểu về nhiều loại cây, hoa, côn trùng, đồng thời học được nhiều môn thể thao phối hợp giữa cha mẹ và con cái. Chúng không chỉ rèn luyện cơ thể mà còn nâng cao kiến thức.