Sau gần 1 năm nuôi con, dưới đây là những điều mà chị Huyền Trân (sống tại TP HCM) đúc kết. Các mẹ thử xem có đúng không nhé!Nhìn về tổng thể, không cần quá đặt nặng tiểu tiết. Nuôi con là hành trình dài, ít nhất cũng phải 20 năm chứ không phải là đôi ba năm đầu. Con người cũng không phải robot mà ăn đong mil, ngủ đúng giờ, đúng 6 tháng mới được uống nước.Phải luôn giữ sức khoẻ, giữ nhiệt huyết trong nuôi dạy con đường dài. Chăm con cũng không quên để ý đến bản thân. Nếu sức khoẻ và tinh thần của mẹ không tốt thì có đầu tư bao nhiêu, con cũng không phát triển hoàn hảo được.Nuôi con phiên phiến thôi, đừng kỹ quá. Có những thứ không tốt nhưng một ít, một lát cũng không sao. Ví dụ như cho con xem Tivi 5-10p, con chưa ăn gia vị được nhưng thỉnh thoảng một miếng thịt luộc hay cọng rau trong canh cũng không đến nỗi là thuốc độc. Con người có khả năng thích nghi với môi trường xung quanh và linh hoạt ứng biến mà.Đừng quá tự trách mình những chuyện đã làm sai với con, chỉ cần rút kinh nghiệm là được. Cha mẹ cũng là con người với hỷ nộ ái ố, cũng có những gánh nặng và áp lực công việc xã hội. Việc tô vẽ hình tượng ba mẹ quá hoàn hảo cũng là một loại áp lực với con cái.Hãy sắm một cái lỗ tai cây, thay vì áo giáp bằng lông nhím. Ai chê bai, so sánh, khuyên lơn gì trong cách nuôi con cứ bỏ ngoài tai hết. Thích làm thế nào cứ im lặng mà làm hoặc không làm, khỏi tranh luận hoặc giận hờn cho mệt.Không nên xem nhiều kiến thức nuôi con quá sẽ bị rối. Trên mạng bây giờ có rất nhiều chuyên gia, không kể tới chuyên gia dỏm thì quan điểm của bác sĩ này với bác sĩ kia cũng khác. Cái nào còn nhiều tranh cãi quá thì nghe theo trực giác làm mẹ của mình là được rồi.Con có bệnh thì phải đến gặp bác sĩ ngay chứ không hỏi người này người kia hay là comment hỏi bác sĩ trên MXH. Cùng một dấu hiệu nhưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, không phải chỉ mô tả qua loa là đoán ra bệnh. Để lâu khó trị và mất sức tội nghiệp con.Không lăn tăn về việc cần phải xét nghiệm vi chất cho con. Trừ khi con có dấu hiệu suy dinh dưỡng, đi gặp bác sĩ, được chỉ định thì mới làm. Đâu chỉ đơn giản là tốn vài triệu đồng mà việc tạo trải nghiệm đau đớn không cần thiết sẽ tạo tâm lý hoảng sợ cho bé.Cố gắng nuôi con bằng sữa mẹ nhưng nếu không thể thì sữa công thức cũng là lựa chọn tốt thứ hai. Và không phải sữa mắc nhất là sữa tốt nhất, chỉ có sữa phù hợp nhất với con thôi. Ví dụ Sữa Apt Xanh mắc là vì có đạm A2 Organic chứ thành phần dinh dưỡng không bằng - mình dùng đến khi tiêu hoá của Chiêu Dương ổn định thì đổi sang Apt Bạc ngay.Càng muốn con theo ý mình thì con sẽ càng làm ngược lại. Thay vì mong cầu, hãy tạo điều kiện tốt nhất cho con bắt đầu, sau đó nương theo con mà điều chỉnh. Ví dụ muốn con ngủ sớm thì phải cho con ngủ ban ngày ít lại, đưa con vào giường sớm chơi với con nhẹ nhàng, từ từ vặn nhỏ đèn, chờ tín hiệu con ngáp hoặc dụi mắt thì dỗ con ngủ.Không phải chuyện gì cũng “tôn trọng ý muốn của con”. Nếu cái gì cũng để con được tự do làm theo ý thì vai trò của cha mẹ là gì. Khi xác định cái đó tốt cho con thì mình có thể tìm cách giải thích, động viên, năn nỉ thêm để con cố gắng thêm một chút nữa.Lạm dụng thực phẩm chức năng là không tốt nhưng cũng đừng anti nó. Thỉnh thoảng khi con kém ăn hay bệnh, mình cũng bổ sung cho bé một ít trong vài ngày rồi dừng. Dĩ nhiên chọn loại nào, liều lượng bao nhiêu phải hỏi ý kiến bác sĩ trước.