Cập nhật chiều 6/4, giá vàng SJC lại bất ngờ đảo chiều giảm mạnh và tuột mốc 86 triệu đồng/lượng, thậm chí một số nơi đưa giá bán về sát mốc 85 triệu đồng/lượng.
Lúc 14h00 tại Vàng bạc đá quý Sài Gòn, giá vàng SJC hiện chỉ còn 83,7-85,9 triệu đồng/lượng, giảm 300 nghìn đồng/lượng so với mức đỉnh lập được sáng nay.
Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng quay đầu giảm 300 nghìn đồng/lượng xuống 83,7-85,9 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tại DOJI giảm sâu xuống 83,7-85,2 triệu đồng/lượng.
———————–
Cập nhật đến 10h00, giá vàng SJC tiếp tục tăng ở nhiều doanh nghiệp. Tại Vàng bạc đá quý Sài Gòn, giá vàng SJC niêm yết ở mức 84,0-86,2 triệu đồng/lượng, tăng 200 nghìn đồng/lượng so với lúc 9h00. Theo đó, kể từ đầu giờ sáng, giá vàng SJC tại đây đã tăng 500 nghìn đồng/lượng chiều mua và 300 nghìn đồng/lượng chiều bán.
Tương tự, Vàng bạc đá quý Phú Nhuận cũng đã nâng giá vàng miếng lên 84,0-86,2 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn DOJI niêm yết ở mức thấp hơn, với 84,0-85,50 triệu đồng/lượng. Bảo Tín Minh Châu áp dụng mức 83,75-85,85 triệu đồng/lượng.
———————–
Cụ thể lúc 9h00 tại Vàng bạc đá quý Sài Gòn, giá vàng SJC tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng chiều mua và 100 nghìn đồng/lượng chiều bán lên 83,8-86,0 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.
Tại Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, vàng SJC đang được niêm yết ở mức 83,5-85,9 triệu đồng/lượng, không thay đổi so với cuối tuần trước. Tập đoàn DOJI áp dụng giá 83,8-85,5 triệu đồng/lượng, Bảo Tín Minh Châu là 83,65-85,75 triệu đồng/lượng.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá vàng SJC đã tăng khoảng 11 triệu đồng/lượng, tương đương tăng khoảng 15%. Diễn biến của vàng SJC gây bất ngờ khi ngược chiều với giá vàng thế giới và những nỗ lực của cơ quan điều hành nhằm thu hẹp chênh lệch giá vàng.
Trên thị trường quốc tế, vàng sau khi đạt mốc kỷ lục 2.400 USD/ounce đã điều chỉnh mạnh, hiện chỉ còn giao dịch quanh mức 2.300-2.315 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá USD hiện hành, giá vàng thế giới tương đương với 71 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí). Như vậy, chênh lệch giá vàng thế giới và vàng SJC lên tới 15 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, các phiên đấu thầu vàng của Ngân hàng Nhà nước vừa qua đều không thành công. Ngân hàng Nhà nước 4 lần gọi thầu nhưng đến 3 lần huỷ (đấu thầu vàng) và 1 lần đấu “ế”, chỉ bán được một phần nhỏ trong tổng khối lượng đấu thầu.
Lần gần đây nhất, ngày 3/5, Ngân hàng Nhà nước lần thứ 4 tổ chức phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC. Cơ quan này công bố mức sàn để các đơn vị trả giá 82,9 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, chỉ có 1 đơn vị duy nhất nộp phiếu tham dự, do đó phiên đấu thầu tiếp tục bị hủy. Theo một số chuyên gia, sở dĩ ít đơn vị mặt mà với việc đấu thầu vàng miếng là bởi yêu cầu khối lượng mua tối thiểu quá lớn (1.400 lượng – tương đương với hơn 100 tỷ đồng). Ngoài ra, giá tham chiếu hiện nay cũng chưa hợp lý, giá đặt cọc vẫn bị cho là còn quá cao, trong khi vàng thế giới đang liên tục đi xuống sẽ đẩy tới rủi ro cho bên mua.