Trang Sohu đưa tin, Ajie – con trai út 23 tuổi của người hàng xóm đang làm việc ở Hồng Kông về thăm họ hàng nhân dịp nghỉ phép hàng năm. Vì gia đình cô Trương và cô Châu khá thân thiết nên để cảm ơn gia đình cô Trương, Ajie đã đặc biệt nấu một bàn đầy thức ăn mời mọi người sang ăn tối.
Được biết, cô Châu này có 2 cậu con trai. Khi có cậu con trai đầu lòng, cô Châu cũng không có nhiều kinh nghiệm. Cô chỉ mong con mình thi đậu vào một trường đại học tốt, sau đó kiếm một công việc ổn định.
Thế nhưng, cậu con trai này học không tốt, chỉ đậu vào một trường cao đẳng, sau này liên tục nhảy việc.
Khi con trai lớn lên 10 tuổi, cô Châu sinh đứa con thứ 2. Rút kinh nghiệm từ đứa đầu, cô Châu cũng chăm chỉ đọc thêm sách, từ đó mở mang đầu óc hơn.
Việc học của cậu con trai út không được tốt lắm nhưng cậu ấy rất thích nghiên cứu về quần áo thời trang từ khi còn nhỏ. Lần này, cô không ngăn cản con ăn mặc như thế nào, thường xuyên đưa con đi mua quần áo.
Sau đó, cậu con trai út được nhận vào trường cao đẳng nghệ thuật. Vào năm thứ 2, cậu hợp tác với bạn bè để tạo ra thương hiệu thời trang của riêng mình. Năm ngoái, cậu cũng thành lập studio cá nhân của riêng mình tại Hồng Kông, thu nhập hàng triệu đô la mỗi năm, tương lai tươi sáng.
2 anh em nhưng lại có cuộc đời khác nhau vì người mẹ có phương pháp giáo dục khác nhau. Điều đó khiến cho nhiều bậc cha mẹ phải suy ngẫm về cách dạy con của mình.
Tương lai của đứa trẻ phụ thuộc vào cha mẹ
Có nhiều bậc cha mẹ bỏ ra nhiều công sức, tâm huyết để giáo dục con cái nhưng kết quả luôn không như ý.
Zeng Wenyi là một vận động viên trượt tuyết nổi tiếng ở Trung Quốc. Có thể nói, Zeng Wenyi dấn thân vào con đường trượt tuyết là do hoàn cảnh đưa đẩy. Người cha thường ép cậu học Toán và piano. Dưới áp lực lớn của cha, cậu gặp phải vấn đề tâm lý, trở nên nhạy cảm và dễ khóc.
Phải đến một lần khi cậu cơn đau tim không rõ nguyên nhân, cha mẹ mới hoảng sợ và quyết định không ép cậu học nữa “miễn là con còn sống”.
Vào những ngày cuối tuần rảnh rỗi, người cha thường đưa con trai đi trượt tuyết và thư giãn ở các khu vực xung quanh. Không ngờ Zeng Wenyi lại có hứng thú với môn thể thao này. Cậu như cá gặp nước, tiến bộ rất nhanh, thậm chí còn giành chức vô địch quốc gia và được chọn đi đào tạo tại Thuỵ Sĩ.
Mặc dù cha mẹ của Zeng Wenyi vô tình đưa đẩy con tiếp xúc với môn trượt tuyết nhưng nhờ đó họ nhận ra ý nghĩa thực sự của việc giáo dục con cái: Giáo dục không bao giờ là ép trẻ theo những gì bản thân muốn mà là giúp trẻ phát huy tối đa điểm mạnh của mình.
Hơn 100 năm trước, có một cậu bé người Đức tên là Otto Wallach.
Bố mẹ hy vọng cậu sẽ đạt được thành tựu văn chương trong tương lai nên họ đã yêu cầu cậu theo học chuyên ngành văn học. Sau một học kỳ, giáo viên nhận xét về: “Em rất siêng năng nhưng lại quá cứng nhắc và sẽ không bao giờ phát huy được tài năng văn chương“.
Bất lực, cậu phải chuyển sang vẽ tranh sơn dầu nhưng lại không thể học được các kỹ năng cơ bản. Giáo viên mỹ thuật tỏ ra không thích cậu: “Cậu là một tài năng không thể trau dồi trong thế giới nghệ thuật“.
Wallach bị ảnh hưởng nặng nề bởi những lời từ chối liên tiếp và từng nghi ngờ bản thân. Cho đến khi một giáo viên hóa học nhận thấy cậu là người nghiêm túc, tận tâm và có tố chất học hóa nên đã khuyến khích cậu dấn thân vào con đường hóa học.
Kết quả là đứa trẻ từng hoài nghi về bản thân bắt đầu theo đuổi ngành hóa học và trở thành người đoạt giải Nobel về hóa học.
“Hiệu ứng Wallach” nhấn mạnh mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Chỉ cần tìm được ưu điểm và phát huy hết khả năng của mình, trẻ có thể đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc.
Mỗi đứa trẻ là duy nhất và có những tiềm năng khác nhau. Nếu bạn ép con liên tục bù đắp những khuyết điểm của mình, cuối cùng chúng sẽ chỉ trở nên kiệt quệ về thể chất và tinh thần, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì. Nhưng nếu bạn có thể phát huy hết ưu điểm của con, trẻ sẽ như cá gặp nước và có một tương lai đầy hứa hẹn.
Khi một đứa trẻ tìm được hướng đi cho riêng mình, chúng sẽ ngày càng tự tin hơn, đầy nghị lực và con đường tương lai sẽ ngày càng tươi sáng hơn.
Nhà tâm lý học nổi tiếng Gardner từng nói: “Mỗi đứa trẻ đều là những thiên tài tiềm năng nhưng hướng thể hiện lại khác nhau. Cha mẹ phải hiểu rõ ưu điểm của con mình để bồi dưỡng con thành người ưu tú, thích ứng với sự phát triển của xã hội“.
Tiềm năng của trẻ giống như những viên kim cương lấp lánh, cần được cha mẹ khai thác và bảo vệ.