Năm 2016, Ye Zi lần đầu tiên đến thị trấn Shigu, Vân Nam. Bị hút hồn bởi khung cảnh núi non hùng vĩ, Ye Zi đã quyết định rời bỏ thành phố và ở lại nơi này. Giữa khu đất hoang rộng 12.000m2, cô bắt đầu cuộc sống mới của mình trong một chiếc lều. Gieo hạt vào mùa xuân, thu hoạch vào mùa thu và quanh năm vui vầy với động vật.
01.
Trong thung lũng của thị trấn Shigu, Vân Nam, có một mảnh đất biệt lập với phần còn lại của thế giới. Nó được bao quanh bởi sông, rừng, vách đá, tạo thành một “bán đảo” nhỏ, nhiều cư dân của vùng đất này đã phát hiện ra và sống ở đây.
Ye Zi 33 tuổi, quê ở Nội Mông. Sau khi tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật Trung ương, cô tham gia lớp học ngắn hạn trong ba tháng và làm việc ở Bắc Kinh trong hai năm. Năm 2016, cô quyết định ở lại Shigu này sau chuyến ghé thăm đầu tiên.
Cô thuê 12.000m2 đất, trong đó có 8 mẫu đất canh tác, xây nhà và làm ruộng, sống cùng rất nhiều loài động vật khác nhau, đồng thời thực hành khái niệm sống bền vững, không rác thải, tự cung tự cấp, tiết kiệm và yên bình.
Ye Zi chưa kết hôn, không có bạn trai và tất nhiên cũng không có con cái. Cô ấy đang cố gắng tạo ra một cuộc sống mà hầu hết mọi người không có đủ can đảm để sống. Cô ấy xây dựng một tổ ấm bằng đôi bàn tay của mình.
Lần đầu tiên Ye Zi đến thị trấn Shigu là vào mùa đông năm 2016. Tính đến thời điểm đó, cô đã đi du lịch vòng quanh thế giới được hơn 2 năm.
Phía sau là một bức tường đá cao ngất ngưởng, màu sắc của bức tường đá rất dịu dàng, như đang chào đón cô chứ không phải loại đá sắc nhọn đó. Trước khung cảnh kì diệu và cảm giác bình yên khó có thể tìm kiếm ở bất cứ nơi đâu, Ye Zi quyết định ở lại đây và thành lập trang trại nuôi trồng thủy sản.
Một tầng bên dưới là nơi chăn nuôi gia súc của trang trại và hệ thống xử lý nước thải.
Tầng thấp nhất nằm sát sông, có mái nhà hình xoắn ốc làm bằng gỗ, nơi Ye Zi có thể thiền định và thư giãn giữa những âm thanh của thiên nhiên.
Khi mới đến đây, khu vực xung quanh tương đối hoang tàn và điều kiện sống rất khó khăn. Ye Zi đã dựng lều ở một bên, đào một hố lửa ở giữa lều, còn lại ngăn không gian thành các phòng.
Một ngày của cô sẽ bắt đầu bằng việc đi dạo, đi khắp trang trại để quan sát. Chỗ nào có vấn đề, cô sẽ bắt đầu từ đó. Đặc biệt khi mùa và thời tiết thay đổi, sẽ có rất nhiều việc phải làm.
Đôi khi làm việc mệt mỏi, cô ngồi xổm dưới gốc cây đào nhìn ra ngọn núi phía xa hoặc chạy ra sông nghe tiếng suối chảy róc rách. Đôi khi nằm trên bãi cỏ ngắm trăng trèo lên ngọn cây. Thậm chí, có những khi mấy ngày không nói một lời nhưng cô không cảm thấy cô đơn chút nào.
Khi ai đó gửi tin nhắn, cô ấy phải mất một hoặc hai ngày mới nghĩ ra việc trả lời như thế nào. Trong thời gian sống ở đây, Ye Zi đã cố gắng bỏ thói quen xấu là quên điện thoại di động nhưng nhận thấy mình không thể bỏ được.
Trong trang trại của cô hiện nay có nhiều động vật hơn người. Từ ngỗng, vịt, chó, mèo, thỏ và gà. Về cơ bản, chúng đều ở trạng thái bán hoang dã. Ngoài việc cho chúng ăn và chăm sóc chúng, chúng cũng cần giao tiếp. Ye Zi thường ngồi xổm và trò chuyện hoặc ôm chúng.
Sau một thời gian dài tiếp xúc với động vật mỗi ngày, Ye Zi phát hiện ra rằng mỗi con vật nhỏ đều có tính cách riêng. Ví dụ, có một con gà trống rất thân thiện với con cái. Khi gà mái đẻ trứng, nó là con duy nhất luôn bảo vệ nó, thậm chí không đi tìm thức ăn. Ngỗng rất hay báo thù, vịt thì nhút nhát, mèo đực rất bám víu, mèo cái giỏi bắt chuột, chó có thể leo đá nhưng không thể hòa hợp với ngỗng… Ye Zi cho rằng, đây là điều mình không thể cảm nhận được nếu cứ mãi ở thành phố, sống trong những tòa nhà cao tầng đặc bê tông.
Bởi vì sức lực của một người thực sự có hạn nên Ye Zi đã từ bỏ việc trồng trọt quy mô lớn và chỉ canh tác trên những cánh đồng nhỏ một cách chậm rãi. Mặc dù đây là những phương pháp trồng trọt rất khiêm tốn nhưng tất cả đều hướng đến cùng một mục tiêu: Làm phong phú thêm sự đa dạng sinh thái.
Ye Zi học cách trồng rau củ để tự cung tự cấp cho cuộc sống của mình.
Mùa thu năm ngoái cô trồng đậu Hà Lan, đậu tằm, hành, tỏi, củ cải, rau bina và rau diếp… Tới lúc thu hoạch, cô nhận ra rằng, đây chính là những loại rau mà cô có thể ăn cả mùa đông cũng không lo hết. Dần dần, cô biết được nhiều kiến thức mới và học được cách chọn những loại rau phù hợp theo mùa.
Thực tế, sống ẩn dật ở một nơi như vậy không có nghĩa là trốn tránh xã hội. Ye Zi thực sự muốn sử dụng nơi này làm hình mẫu để truyền bá văn hóa bền vững.
Điều kì lạ là, sau khi đến đây, cô cũng tiếp xúc với mọi người nhiều hơn so với khi ở Bắc Kinh. Trong lòng cô luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái, tận hưởng ngay cả khi trong chiếc lều nhỏ có hàng chục người ghé chơi.
Trong vài năm qua do dịch bệnh nên số lượng cư dân định cư lâu dài ngày càng nhiều, bao gồm các những người từ Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến.
Cô nói: “Cuộc sống của tôi có thể không còn hiện đại như khi ở thành phố, công việc cũng đã bớt phần lý tưởng hóa như công việc được bắt đầu vào lúc 9 giờ sáng mỗi ngày ở thành phố, nhưng tôi không còn phải ép mình làm những việc mà mình không giỏi, trò chuyện với những người mà mình không thích nữa. Hóa ra, chúng ta hoàn toàn có thể sống 1 cuộc đời thảnh thơi, hạnh phúc căng tràn mà không còn bị áp lực bởi đồng tiền – điều mà tôi từng nghĩ là không thể trong xã hội hiện đại này”.