Mỗi gia đình đều mong muốn một khoản tiền tiết kiệm dồi dào và sự giàu có vật chất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tích lũy và bảo toàn của cải.
Đôi khi, dù thu nhập của các thành viên trong gia đình không hề nhỏ, số tiền ấy lại không được tiết kiệm hoặc đầu tư hiệu quả. Một số người lựa chọn đầu tư vào bất động sản hoặc mua ô tô với hy vọng tài sản sẽ tăng giá theo thời gian. Nhưng quả thực, không phải lúc nào giá trị của chúng cũng tăng lên như mong đợi. Chúng ta thường thấy những căn nhà cuối cùng lại không còn giữ được giá trị của mình, và chiếc ô tô mới mua không bao lâu đã trở nên lỗi thời và giảm giá nhanh chóng.
Hơn nữa, việc mua những tài sản này đôi khi dẫn đến gánh nặng nợ nần, khiến gia đình có vẻ ngoài giàu có nhưng thực tế lại rơi vào tình cảnh “chật vật” với những khoản vay và không có dư dả tài chính để duy trì cuộc sống hàng ngày.
Thật ra, của cải thực sự không chỉ bao gồm tài sản hữu hình như nhà cửa, xe cộ hay vật dụng xa xỉ, mà còn bao gồm của cải vô hình, những thứ không thể thấy được nhưng có giá trị lâu dài và quan trọng không kém. Của cải vô hình bao gồm kiến thức, kỹ năng, mối quan hệ và sức khỏe; đây là những yếu tố cốt lõi giúp một gia đình có thể tích lũy và làm giàu.
Vậy nên, để đánh giá khả năng tích lũy của cải của một gia đình, ta không nên chỉ nhìn vào những tài sản hữu hình mà họ sở hữu. Thay vào đó, hãy quan sát cách họ đầu tư vào những giá trị vô hình, bởi đó mới thực sự là nền tảng vững chắc cho một tương lai giàu có và bền vững.
01
Tầm nhìn và nuôi dưỡng hy vọng làm giàu
Tôi sinh vào những năm 1970 và sống ở nông thôn khi còn nhỏ. Cuối mỗi năm, bố tôi sẽ sắp xếp phương thức sản xuất cho năm sau.
Ao ngoài cửa không còn nuôi cá diếc mà là cá trắm cỏ, bởi vì trong nhà cần bán một con bò, số tiền thu được sẽ dùng để nuôi một con lợn nái. Chuồng bò cần sửa chữa, chuẩn bị một số ván gỗ và mái lợp; rừng hoa trà trên núi cần được cắt tỉa…
Mọi người đều làm theo sự sắp đặt của bố tôi, tuy không kiếm được nhiều tiền nhưng cuộc sống của vẫn ổn định và không quá vất vả.
Vào những năm 1990, tất cả thanh niên trong gia đình đều ra ngoài làm việc. Bố tôi trồng một vườn cây ăn quả ở nhà và trồng cam quýt. Hiện tại, bố tôi đã qua đời nhưng vườn cây ăn trái của gia đình vẫn xanh tốt và có thể mang lại thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.
Có một câu nói rất hay rằng: “Những gì bạn nhìn thấy bằng mắt gọi là tầm nhìn, những gì bạn nhìn thấy bằng trái tim của mình gọi là hy vọng”.
Hãy nghĩ xem gia đình sẽ ra sao trong mười hoặc hai mươi năm tới. Đây là niềm hy vọng của gia đình và con đường dẫn đến sự giàu có.
Một gia đình tốt cần đi một bước và nhìn thấy mười bước thay vì cứ loay hoay mãi. Trong một gia đình nếu có mô hình “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người, tiền nhân trồng cây con cháu hưởng bóng mát” thì việc kiếm tiền sẽ suôn sẻ hơn rất nhiều.
02
Đọc nhiều sách và tìm ra con đường kiếm tiền của riêng mình
Tiền bạc, nguồn gốc của mọi sự giàu có, không chỉ đơn giản từ trên trời rơi xuống. Nó là kết quả của lao động, của trí tuệ, và cả sự đổi mới trong công nghệ. Để có được nó, chúng ta cần mở rộng kiến thức, tăng cường học hỏi.
M. Gorky từng nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Nắm lấy tri thức là bạn đã nắm lấy chìa khóa dẫn đến cánh cửa của sự giàu có.
Sinh viên có thể lo lắng về việc kiếm tiền trong những ngày đầu nhập học, nhưng chính việc học hỏi không ngừng sẽ mở ra cánh cửa việc làm, giúp họ thích nghi nhanh chóng với môi trường xã hội và công việc, và từ đó nổi bật giữa đám đông.
Hứa Thành – từng là sinh viên Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) và sau đó chọn con đường bán thịt lợn, là một ví dụ điển hình. Ban đầu, anh ta phải đối mặt với sự chế giễu, nhưng dần dần, mọi người nhận ra anh đã thành công trong việc xây dựng một chuỗi cửa hàng, thu về doanh thu lớn.
Hứa Thành chia sẻ rằng nếu không có bằng cấp từ một trường danh tiếng như Đại học Bắc Kinh, có lẽ anh sẽ chỉ là một người bán thịt lợn thông thường. Nhưng nhờ vào việc đọc và học hỏi, những người như anh có thể nhìn thấy bức tranh lớn hơn và không bao giờ xem thị trường nông sản là điểm cuối cùng của con đường sự nghiệp.
Thực tế là, có những người dù học hành nhiều năm nhưng vẫn chưa làm giàu, và có thể đang làm những công việc bình thường. Nhưng đừng vội đánh giá rằng họ không đang tích lũy của cải. Của cải không chỉ là tiền bạc, mà còn là những giá trị tinh thần, đạo đức mà họ truyền lại cho thế hệ sau – điều này chính là một hình thức tích lũy của cải bền vững và quý giá.
03
Hãy khỏe mạnh
Một cuộc sống sang trọng với những biệt thự lộng lẫy và xe hơi đắt tiền có thể trở nên vô nghĩa nếu thiếu đi sức khỏe. Sức khỏe không chỉ là vốn quý giá của cá nhân mà còn là nền tảng hạnh phúc của gia đình. Khi bệnh tật ghé thăm, dù có tiền, chi phí chữa trị có thể lên tới hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng, gây ra gánh nặng tài chính và tinh thần cho mỗi thành viên.
Trong những gia đình không may có người ốm đau kéo dài, thu nhập gia đình không tránh khỏi bị suy giảm. Nếu như người lớn tuổi trong nhà lâm bệnh, con cái phải bỏ việc để chăm sóc, tình hình tài chính gia đình càng trở nên khó khăn.
Vì vậy, thay vì chỉ chăm chăm vào việc tích lũy của cải hữu hình, mỗi gia đình nên nhấn mạnh việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Điều này không chỉ đồng nghĩa với việc luyện tập thể dục thể thao, cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày mà còn cần giảm bớt áp lực công việc, tránh làm việc quá sức để có thể đạt được sự cân bằng giữa của cải vật chất và tinh thần.
Một gia đình có khả năng giữ gìn sức khỏe tinh thần, nơi mà mọi thành viên có thể bình tĩnh trò chuyện và giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng, sẽ là một gia đình hạnh phúc, giàu có về mọi mặt. Sức khỏe tinh thần vững vàng giúp chúng ta đương đầu với những thử thách không lường trước, mang đến sự bình yên và hạnh phúc lâu dài cho mỗi thành viên trong gia đình.
04
Làm việc thiện
Ông nội tôi làm nghề đưa đò ở bến sông đầu làng. Hồi đó, thu nhập của ông nội tôi không cao, chở một người chỉ tốn trăm đồng.
Những năm 1990, tôi lên thành phố học một mình. Có một người chủ quán cầm một túi đồ ăn nhẹ nói: “Chắc cháu là cháu của ông Điền. Những thứ này là dành cho cháu”.
Hóa ra chủ quán từng là một người bán hàng đi từ làng này sang làng khác và nhiều lần đi thuyền của ông nội. Một ngày nọ, hàng hóa của ông chủ bị mưa ướt, ông tiêu hết tiền. Ông nội của tôi đã cho ông chủ nọ một chuyến đi miễn phí.
Chúng ta phải hiểu thực chất của việc “ăn miếng trả miếng”. Việc tốt của thế hệ trước làm chưa chắc được khen thưởng ngay nhưng sẽ tạo dựng được hình ảnh của gia đình và sẽ được đền đáp cho thế hệ mai sau.
Trong nhà người già có lòng tốt là tích đức cho con cháu; con cái có lòng tốt là nuôi dưỡng được sự thiện tâm từ đời này sang đời khác. Thực ra, tích đức cũng là một loại của cải.
Nếu một gia đình có đạo đức xấu và thậm chí trở nên giàu có bất chính thì đó là khởi đầu của sự suy sụp, dù có bao nhiêu tiền cũng vô dụng.