Có người hỏi một blogger tài chính: Làm thế nào để kiếm tiền và đầu tư trong vài năm tới để tăng giá trị tài sản?
Câu trả lời của blogger chỉ có hai chữ: “Giữ nhà”.
Điều đó nghĩa là gì?
Thời kỳ kiếm được số tiền lớn đã qua, cạnh tranh ở mọi ngành nghề là vô cùng khốc liệt, đừng chỉ mong chờ vào việc trở nên giàu có chỉ sau một đêm.
Từ lúc này, bạn cần thận trọng, giữ cho gia đình yên ấm đồng nghĩa với việc bảo vệ cuộc sống của chính mình.
01
Duy trì thu nhập gia đình
Nhà bình luận tài chính Yang Guoying từng nói rằng trong thời đại ngày nay, 90% gia đình trung lưu trong nước sẽ thấy tài sản của mình bị thu hẹp lại.
Trong khi tài sản của hầu hết các gia đình ngày càng bị thu hẹp, họ có thể dễ dàng rơi vào bẫy tiêu dùng và đẩy nhanh tốc độ quay trở lại nghèo đói nếu không cẩn thận.
Trong vài năm trở lại đây, thay vì làm việc chăm chỉ để kiếm tiền, tốt hơn hết bạn nên nâng cao trí tuệ tài chính và thắt chặt túi tiền của mình.
Trong ba năm tới, việc duy trì thu nhập của gia đình sẽ là điều bắt buộc đối với mỗi gia đình.
1. Có quan niệm về tiền bạc
Một chuyến taxi có giá 100 ngàn, bằng giá vé xe buýt và tàu điện ngầm trong một tuần.
Với giá hai ly trà sữa, bạn có thể mua được 4 bịch sữa.
Số tiền bỏ ra cho một bữa lẩu có thể mua được trái cây và rau củ dùng trong một tuần.
Bạn có để ý rằng nhiều khi chúng ta không thể giữ được tiền vì không có khái niệm về tiền?
Từ hôm nay trở đi, bạn phải hiểu rõ về tiền bạc, tiêu dùng hợp lý, không tiêu những khoản tiền không đáng:
Hãy ngừng tiêu tiền vì thể diện, ngừng đi ăn những bữa ăn vô nghĩa và không mua những món đồ vượt quá khả năng của mình.
Không chạy theo xu hướng một cách mù quáng, bỏ thói quen tiêu tiền hoang phí và giảm bớt việc mua sắm những món đồ không có giá trị sử dụng thực tế…
2. Phát triển thói quen tiết kiệm
Tôi rất đồng ý với những gì nhà văn Lian Yue đã nói:
“Đồng tiền ngày càng mất giá. Năm nay tiết kiệm được 100 tệ, sức mua thực tế trong năm sau có lẽ sẽ chỉ còn 95 tệ.
Nhưng nếu bạn tiêu hết 100 tệ trong năm nay thì sức mua của bạn vào năm sau sẽ bằng 0.
Tiết kiệm là bước đầu tiên để trở nên giàu có. Chỉ sau khi bạn có một số tiền tiết kiệm nhất định, bạn mới có thể bắt đầu bước thứ hai.”
Đầu tư và tiết kiệm là cách người giàu nghĩ.
Đối với những gia đình bình thường, tiết kiệm tiền đồng nghĩa với việc tiết kiệm niềm tin.
Chỉ khi có tiền trong thẻ thì bạn mới không hoảng sợ, và chỉ khi bạn để ý tới ví tiền của mình thì bạn mới bảo vệ được cuộc sống hạnh phúc, ổn định của gia đình mình.
3. Thận trọng trong đầu tư
Xung quanh bạn có nhiều ví dụ về những người khởi nghiệp một cách mù quáng, chạy theo xu hướng đầu tư và sau đó lại quay về thực trạng trước đó chỉ sau một đêm?
Thành thật mà nói, những người thuộc tầng lớp lao động bắt đầu kinh doanh và đầu tư giống như đang đánh một canh bạc.
Trong ba năm tới, tình hình kinh tế vẫn chưa rõ ràng, thị trường đầu tư và khởi nghiệp có thể trở nên phức tạp hơn.
Không mạo hiểm, không vay mượn, không phân bổ tài sản lớn và tìm kiếm sự ổn định là chìa khóa hạnh phúc cho những gia đình bình thường.
4. Không chi tiêu quá sức cho giáo dục của con cái
Từng có một bài báo với tiêu đề, “Lương hàng tháng 60 triệu vẫn không đủ khả năng chi trả cho kì học hè của con” đã được các bậc phụ huynh chia sẻ rộng rãi.
Mẹ là một giám đốc điều hành có mức lương hàng tháng 60 triệu đã chi 80 triệu chỉ trong một kỳ nghỉ hè của con.
Bạn thấy đấy, đầu tư quá mức vào giáo dục đang làm cạn kiệt ví tiền của bạn.
Chậm lại, không đầu tư quá sức mình vào việc học hành của con, nuôi dạy một đứa trẻ khoẻ mạnh, hạnh phúc là điều may mắn lớn nhất của một gia đình.
02
Giữ vững sự ổn định của gia đình
Có cha mẹ phải báo hiếu, có con nhỏ phải chăm sóc, sự nghiệp đang ở giai đoạn đứng yên, phải làm việc vất vả.
Những người trung niên sống như một chiếc bánh sandwich, sợ nhất là điều ngoài ý muốn, nhưng cũng là độ tuổi dễ gặp những điều ngoài ý muốn nhất.
Bệnh tật, tai nạn hoặc mất việc cũng có thể phá hủy sự ổn định của một gia đình.
Nhưng điều thực sự khiến cuộc sống đảo lộn không phải là chiếc búa tạ vô hình của số phận mà chính là việc bản thân không có sự chuẩn bị trước.
Nếu bạn vẫn còn loay hoay và không sẵn sàng chống lại rủi ro, bạn sẽ phải gánh chịu nỗi đau nặng nề do sự hỗn loạn gây ra.
Trong ba năm tới, để bảo vệ sự ổn định của gia đình, hãy bắt đầu bằng bốn điều sau.
1. Sức khỏe hàng đầu
Cách đây không lâu, vị giáo sư Đại học Bắc Kinh bị “mắc kẹt” khiến vô số người nhìn thấy bản thân trong đó.
Một giáo sư Đại học Bắc Kinh đã dành rất nhiều thời gian để chăm sóc cha mẹ khuyết tật của mình trong suốt hơn ba năm.
Cuộc sống ban đầu bị xáo trộn, ông mắc kẹt trong cuộc sống “thay tã, lau phân, nước tiểu, tắm rửa, giặt ga, nấu nướng”.
Mỗi người trong chúng ta đều có thể phải đối mặt với những tình huống khó xử tương tự.
Bằng cách tập trung vào khả năng miễn dịch của gia đình và đặt sức khỏe của các thành viên trong gia đình lên hàng đầu, chúng ta có thể giảm thiểu tối đa tác động của bệnh tật đối với gia đình.
Khám sức khỏe định kỳ cho cả gia đình để ngăn ngừa các vấn đề trước khi chúng xảy ra.
Ăn uống đàng hoàng, làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, không làm cơ thể kiệt sức hoặc tiêu hao sức khỏe, đây chính là một kiểu tầm nhìn xa.
2. Giữ công việc của bạn
Bạn có nhận thấy rằng thị trường đã khác trong hai năm qua?
Trước đây, nếu bạn nghỉ việc và tìm việc làm, bạn sẽ có thể tìm được một công việc tốt rất nhanh. Nhưng hiện tại, nếu nghỉ việc, bạn có thể sẽ không tìm được việc làm trong nửa năm sau khi mất việc.
Trong vài năm tới, dưới tác động của trí tuệ nhân tạo và các ngành công nghiệp mới nổi, cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn. Tôi khuyên bạn không nên nghỉ việc một cách dễ dàng chỉ vì bốc đồng.
Bám trụ, là thắng lợi.
Nếu bạn cảm thấy công việc căng thẳng, vậy thì hãy chăm chỉ trau dồi kỹ năng chuyên môn và bù đắp những khuyết điểm của mình.
Hãy vượt qua chính mình nhiều nhất có thể và xây dựng một con hào chuyên nghiệp vững chắc hơn.
3. Giữ vững tiết tấu cuộc sống của bản thân
Nhà tâm lý học Chen Haixian đề xuất khái niệm “trường”.
Anh tin rằng, trong thời gian và không gian không chắc chắn, tạo ra một “trường” và hoàn thành những việc nhỏ cụ thể, bạn có thể sống tốt hiện tại và mang lại sự chắc chắn cho cuộc sống.
Nói một cách đơn giản, bằng cách phát triển thói quen lối sống lành mạnh và sống tốt trong hiện tại, bạn có thể ổn định tâm lý và cuộc sống của mình.
Không sống tùy ý, không trì hoãn, không đắm chìm trong những ham muốn và cố gắng loại bỏ những thói quen xấu làm xáo trộn trật tự cuộc sống của bạn.
Đọc sách, tập thể dục, tiết kiệm tiền và xây dựng lại trật tự cuộc sống tốt đẹp từng chút, từng chút một.
4. Tối ưu hóa phân bổ tài sản
Sau khi khảo sát hàng trăm nghìn gia đình trên khắp thế giới có mức tăng trưởng tài sản ổn định, các tổ chức có thẩm quyền quốc tế đã phân tích và tóm tắt các phương pháp quản lý tài chính gia đình của họ, từ đó có được biểu đồ góc phần tư tài sản gia đình: theo thứ tự:
Góc phần thứ 1: số tiền cần tiêu dùng hàng ngày, chiếm 10%
Góc phần thứ 2: số tiền cho những tình huống đột ngột phát sinh, chiếm 20%
Góc phần thứ 3: tiền để tạo ra tiền, chiếm 30%
Góc phần thứ 4: tiền giữ giá trị, chẳng hạn cho việc dưỡng già, tiền cho giáo dục cho con…, chiếm 40%.
Biểu đồ này được công nhận là cách phân bổ tài sản gia đình hợp lý và chắc chắn nhất
Có người đã làm một phép ẩn dụ:
Biểu đồ này giống với các vị trí trong một trận đấu bóng đá, với phần tư số 3 là tiền đạo, góc phần tư số một là tiền vệ, góc phần tư số 4 là hậu vệ và góc phần tư thứ hai là thủ môn.
Cuộc đời đầy giông bão, muốn hoạch định chiến lược thì cần phải bố trí quân đội hợp lý.
Chỉ khi phân bổ hợp lý tài sản gia đình và chuẩn bị đầy đủ, bạn mới có thể bình tĩnh đương đầu với giông bão cuộc đời.
▽
Luo Yonghao đã đề cập đến một hiện tượng trong một cuộc phỏng vấn:
“Nhiều đồng nghiệp của tôi khởi nghiệp kinh doanh riêng, nếu gia đình không hòa thuận, thì sau đó, họ sẽ gặp vấn đề trong sự nghiệp.
Cũng có người kiếm được tiền nhưng hôn nhân lại lụi tàn, cuộc sống khốn khổ.”
Khi đến một độ tuổi nhất định, cuối cùng bạn cũng hiểu rằng chính gia đình mới thực sự quyết định chất lượng cuộc sống của bạn.
Nhà là bến đỗ cuối cùng của bạn trên thế giới này.