Sáng ngày 23/4, Tập đoàn Thiên Long (Mã: TLG) tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Năm nay tập đoàn đặt kế hoạch doanh thu 3.800 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ và cũng là mức cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động. Chỉ tiêu tợi nhuận sau thuế 380 tỷ đồng, tăng gần 7% so với năm 2023.
Đầu năm vẫn gặp khó
Tại đại hội, Tổng giám đốc điều hành Trần Phương Nga cho biết doanh thu quý đầu năm giảm 12% còn khoảng 800 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế theo đó cũng giảm 12%, thông thường lợi nhuận sẽ giảm sâu hơn nhưng công ty vẫn kiên trì giữ được biên lợi nhuận.
“Kết quả tháng 4 chưa khởi sắc, các đối tác vẫn thận trọng nhập hàng, các nhà phân phối vẫn khó khăn và chúng tôi không muốn áp đặt đơn hàng”, bà Nga nói.
Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:8.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:107%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,sans-serif;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;
mso-font-kerning:1.0pt;
mso-ligatures:standardcontextual;}
Vị CEO kỳ vọng doanh số sẽ bùng nổ trong các tháng tới để bù sự sụt giảm mạnh các tháng đầu năm, đại diện công ty kỳ vọng doanh thu sẽ đạt mức kỷ lục trong một quý với khoảng 1.000 tỷ đồng trong quý II.
Thiên Long cũng gặp khó trong vấn đề nguyên vật liệu, nhất là khi tỷ giá tăng lên thì áp lực nhập nguyên liệu tăng lên, chủ yếu là nhập nhựa. Công ty chưa thể nâng mặt bằng giá bán để chuyển áp lực giá lên khách hàng nhưng vẫn cố gắng duy trì biên lãi gộp.
Hiện động lực tăng trưởng của Thiên Long vẫn ở mảng bút viết vàc ác sản phẩm mỹ thuật cũng tiềm năng để đầu tư. Công ty có thể tăng giá bán đối với những sản phẩm có sự sáng tạo, cải tiến bắt mắt hơn thay vì truyền thống.
Công ty còn gặp áp lực về hàng tồn kho đầu năm nên chưa đẩy mạnh sản xuất, CEO Thiên Long nói lượng hàng ngoài thị trường đã ổn định trong các tháng vừa qua nhưng hiện đã quay về mức ổn định, đồng thời cân đối giới thiệu các sản phẩm mới để không quá ảnh hưởng đến tồn kho sản phẩm cũ.
Phát hành ESOP có điều kiện
Trong năm 2023, công ty văn phòng phẩm ghi nhận doanh thu hợp nhất 3.462 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 356 tỷ đồng, chỉ thực hiện 87-89% kế hoạch năm. Lãnh đạo nói không đạt kế hoạch do không muốn đánh đổi bằng mọi giá.
Với kết quả trên, HĐQT Thiên Long trình đại hội thông qua mức cổ tức tỷ lệ 35%, bao gồm 25% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu. Tập đoàn trước đó đã chi tạm ứng cổ tức bằng tiền tỷ lệ 15%. Kế hoạch cổ tức cho năm 2024 duy trì ở mức 35%.
Như vậy, công ty văn phòng phẩm dự kiến phát hành hơn 7,8 triệu cổ phiếu để trả cổ tức. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý II-III/2024, vốn điều lệ sẽ tăng từ 786 tỷ lên 865 tỷ đồng.
Thiên Long còn có tờ trình về việc phát hành 864.538 cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP), tương ứng với 1% trên lượng cổ phiếu đang lưu hành, giá phát hành là 10.000 đồng/cp. Tuy nhiên điều kiện phát hành ESOP là doanh thu thuần hợp nhất năm 2024 của công ty phải từ 4.000 tỷ đồng trở lên.
Trả lời cổ đông về việc phát hành ESOP, Chủ tịch HĐQT Cô Gia Thọ cho biết chính sách này thực hiện ở quy mô nhỏ, mục đích chính là khuyến khích và nâng cao trách nhiệm của cán bộ chủ chốt. Công ty chưa có chính sách thu mua lại của nhân sự nghỉ việc do đây là một số lượng rất nhỏ, nhưng sẽ áp dụng nếu nhận thấy số lượng đủ lớn.
Về việc đặt điều kiện trên doanh thu thay vì lợi nhuận, người đứng đầu doanh nghiệp nói Thiên Long đang phải cạnh tranh khốc liệt phải giữ được thị phần, do đó mục tiêu chiến lược là tăng doanh thu để phát triển bền vững.
“Qua cái khó khăn này thì sắp tới có thể đặt mục tiêu phát hành ESOP theo lợi nhuận”, ông Cô Gia Thọ cho biết.
Về vấn đề quản trị, lãnh đạo doanh nghiệp nói vẫn đang thực hiện nghiêm chỉnh, nhất là kể từ khi công ty niêm yết. Thiên Long vẫn liên tục giữ kết quả kinh doanh tích cực, duy trì bộ máy kiện toàn minh bạch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Lộ trình phát triển đội ngũ kế cận theo ông Cô Gia Thọ là chiến lược dài hạn. Nguồn tuyển vào có chọn lọc người ưu tú để đào tạo chuyên môn và phải phù hợp tầm nhìn Thiên Long. Công ty thử thách qua một thời gian dài để cân nhắc những vị trí chủ chốt, đặt quyền lợi công ty trên hết.
Cạnh tranh khốc liệt với hàng Trung Quốc
Một trong những nguyên nhân khiến Thiên Long không đạt kế hoạch trong năm ngoái là do sự cạnh tranh lớn từ các đối thủ ở nước ngoài, nhất là hàng văn phòng phẩm giá rẻ từ Trung Quốc.
CEO Trần Phương Nga cho biết khi Trung Quốc mở cửa trở lại sau Covid-19 thì mức độ cạnh tranh rất lớn, không chỉ ở lĩnh văn phòng phẩm mà nhiều mặt hàng khác, nhất là cạnh tranh giá và mẫu mã.
“Thiên Long tập trung vào sự khác biệt, tính dân tộc của sản phẩm. Không phải bất cứ công ty nào cũng chịu được lỗ lâu dài, phải giữ được thị phần để xem ai kiên định hơn”, bà Nga nói và cho biết thêm “khác biệt và kiên trì” là 2 yếu tố để cạnh tranh trong bối cảnh mới.
Thành viên HĐQT Nguyễn Đình Tâm nhắc lại sự cạnh tranh với hàng Trung Quốc rất khốc liệt ở nhiều mặt hàng. Chiến lược của tập đoàn là sẽ tập trung sản phẩm cá nhân hóa, quà tặng và các sản phẩm tập trung cho trẻ em.
Thiên Long đã có 20 năm đầu tư cho lĩnh vực R&D để phát triển thêm các sản phẩm bền vững, sản phẩm xanh, số hóa và đặc biệt là tập trung vào đối tượng khách hàng trẻ em, các sản phẩm quà tặng… Ông Tâm khẳng định 2024 sẽ có những sản phẩm mới nổi trội và khác biệt.
Chủ tịch HĐQT Cô Gia Thọ nhắc lại phải
Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:8.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:107%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,sans-serif;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;
mso-font-kerning:1.0pt;
mso-ligatures:standardcontextual;}
tăng chất lượng sản phẩm để cạnh tranh. Các sản phẩm hiện nay phải trending (chạy theo trào lưu – PV), màu sắc và tính cá nhân cao. Thiên Long thay đổi rất nhiều thời gian qua về thiết kế, thiết kế trở thành công đoạn rất quan trọng trong vận hành sản phẩm.
Một hướng đi khác được lãnh đạo doanh nghiệp nhắc đến là hệ thống bán lẻ riêng Clever Box. Thiên Long đã mở mới 5 cửa hàng năm trong năm 2023, với mục tiêu ban đầu là branding, tăng độ phủ cho các sản phẩm của tập đoàn.
CEO Trần Phương Nga nói việc ra mắt các sản phẩm gặp khó khi các cửa hàng bên ngoài không có đủ diện tích và vị trí tốt để trưng bày, do đó sản phẩm của Thiên Long có thể bị khuất tầm mắt của khách hàng.
Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp khẳng định đây mới là những bước đi ban đầu và chưa có kế hoạch lớn cho chuỗi bán lẻ, đây cũng là sẽ cơ hội cho doanh nghiệp tiến vào phân khúc đồ chơi trẻ em. Thiên Long sẽ thực hiện nhưng hiện nay vẫn còn quá sớm để lên kế hoạch mở rộng.