Chị Hạnh Trịnh (sống tại Đắk Nông, Tây Nguyên) đam mê và yêu thích nấu nướng. Vì muốn dành tình yêu cho con từ những điều nhỏ nhất nên nhân dịp lễ thôi nôi của con, chị Hạnh quyết tự tay chuẩn bị, bày biện mâm cúng cho con thay vì đặt.
Vì bé mệnh Kim nên tông màu chủ đạo chị Hạnh lựa chọn là màu vàng. Theo ngũ hành màu vàng là một trong những màu đem lại sự may mắn. Các món ăn mình đều làm bằng màu tự nhiên. Màu vàng của quả dành dành (các mẹ có thể thay bằng bột nghệ), màu cam của quả gấc, màu trắng của nước cốt dừa.
“Mỗi món trong mâm sẽ có 12 phần nhỏ + 1 phần lớn. Mỗi món lại mang một ý nghĩa khác nhau. Ví như:
– Chè đậu trắng: “Đậu” tượng trưng cho sự đỗ đạt thành công trên con đường sự nghiệp và cuộc sống sau này. Còn “trắng” tượng trưng cho sự chính trực, liêm khiết.
Chị Hạnh làm các món này dùng hoàn toàn màu tự nhiên
– Xôi nếp: Sự dẻo dai, thơm ngon của từng hạt nếp trong đĩa xôi tượng trưng cho sự dẻo dai, khỏe mạnh của con yêu.
– Hoa bách hợp: Tượng trưng cho sự đoàn viên, hạnh phúc trong cuộc sống.
– Trầu têm cánh phượng: Thể hiện sự viên mãn trong cuộc sống và sự nghiệp. Ngoài ra còn nhắc nhở con sống chan hòa,yêu thương mọi người xung quanh.
Hoa được ghép từ rau câu trông xinh lạ thường
Mình rất vui khi nhận được những lời khen từ gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh. Lúc đầu chưa quen thì hơi mất thời gian nhưng ngược lại lúc nhìn thành quả thì cực kì vui và hạnh phúc. Mình có tham khảo một vài mẫu trước để khi làm mình biết sắp xếp bố cục để có một mâm cúng đẹp và đầy đủ nhất.
Mâm cúng thôi nôi mình tự tay làm với sự hỗ trợ của bà nội (chỉ bánh bao là đặt thôi). Lọ mọ 2 buổi tối hôm trước và sáng hôm sau tuy mệt nhưng nhìn thành quả là quên hết. Vừa thực hiện được đam mê lại tiết kiệm nên vui lắm”, chị Hạnh tâm sự.
Bé trai nên chị Hạnh cúng chè đậu trắng em cho xíu gấc vào nấu cùng để lên tone cam.
Dưới phần bình luận, ai cũng khen bà mẹ trẻ siêu khéo tay, nhìn mâm thôi nôi vừa ngon vừa rực rỡ màu sắc, chẳng nỡ ăn. Mọi thứ đều được bày biện khéo léo, gọn gàng, nhìn như một bức tranh hoa đầy hấp dẫn.
Cũng như tục cúng đầy tháng thì cúng thôi nôi hiện nay vẫn được nhiều gia đình thực hiện bởi chúng là một nét văn hoá đẹp không thể thiếu của người Việt. Theo dân gian, để đánh dấu cột mốc phát triển của con, gia đình tổ chức lễ thôi nôi cho các bé, hay còn được biết đến với cái tên “ngày bé có tuổi”. Các nghi lễ như bày trí mâm cúng và thực hiện bài khấn là những hoạt động không thể thiếu trong lễ thôi nôi.
Thông thường, để chuẩn bị 1 mâm đồ cúng thôi nôi bé gái được đầy đủ theo phong tục tập quán, gia chủ cần chuẩn bị những lễ vật sau. Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu của mỗi người mà có thể thêm các lễ vật khác.
Hoa tươi; Trái cây ngũ quả; Gạo trắng, muối trắng; Hương nhang; Đèn cầy; Gà hoặc vịt luộc; Thịt heo quay để nguyên con hoặc cắt miếng nhỏ; Đĩa xôi gấc, xôi tam sắc, đậu xanh hoặc tứ sắc tùy ý; Chè trôi nước; Bánh kẹo; Nước lọc; Rượu trắng; Bộ tam sên; Đĩa xôi lớn; Trầu têm 13 phần (gồm 12 phần nhỏ, 1 phần lớn); Tiền giấy cúng, 13 bộ váy áo…
Mâm cúng thôi nôi chị Hạnh dành cho con đã nhận về “bão like” của cộng đồng mạng. Hội chị em bỉm sữa bấn loạn vì mâm cơm cúng thôi nôi quá đẹp mắt, cầu kỳ với tông màu chủ đạo vàng vô cùng bắt mắt. Nhiều người tâm sự chắc chắn khi có con sẽ tham khảo cách bài trí và sắp xếp của chị Hạnh.