Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nuôi dạy một đứa trẻ hướng nội theo cách khuyến khích sự tự chấp nhận.
Dựa trên nghiên cứu của giới chuyên môn, đây là một số sai lầm cần tránh nếu bạn đang nuôi dạy một đứa trẻ hướng nội.
Định danh con mình là đứa trẻ “ít nói” hoặc “nhút nhát”
Việc bạn có thói quen kể lể với người khác con là đứa trẻ “ít nói” hoặc “nhút nhát” sẽ có tác động đáng kể đến con.
Những tính từ tưởng chừng nhỏ bé này sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin của con và góp phần gây ra chứng lo âu.
Thực tế cho thấy, sự lo lắng đã cản trở những đứa trẻ hướng nội đến tận giai đoạn trưởng thành, thậm chí trong những tình huống quan trọng như hẹn hò hay phỏng vấn xin việc.
Trẻ em thường đồng cảm với nhận thức của cha mẹ về chúng từ khi còn nhỏ. Vì vậy, việc đón nhận con như chính con người của con là rất quan trọng.
Nếu ai đó chỉ ra sự trầm lặng của con, hãy phản hồi bằng câu “Con bé/thằng bé sẽ nói khi nào nó thích”. Câu trả lời này tránh làm to chuyện về sự im lặng của con và con sẽ lưu ý đến điều đó.
So sánh con với người hướng ngoại
So sánh con với người khác, dù là anh chị em ruột hay bạn bè cùng xóm, luôn là một sai lầm. Điều này gây tổn thương cái tôi và lòng tự trọng của con. Hãy nhớ rằng, không có đứa trẻ nào giống nhau cả, đặc biệt khi con là người hướng nội, xung quanh là những người hướng ngoại.
Là cha mẹ, điều cần thiết là phải hiểu và đánh giá cao đứa con hướng nội của mình mà không so sánh chúng với những người hướng ngoại. Con bạn không cần phải giống bất kỳ ai khác vì chúng hoàn hảo theo cách riêng.
Khiến con cảm thấy thấp kém vì “khác biệt”
Xấu hổ khi một đứa trẻ trở nên “khác biệt”, cho dù chúng là người hướng nội, hướng ngoại, có thần kinh khác biệt, là một trong những sai lầm tồi tệ nhất mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng có thể mắc phải.
Đứa con hướng nội của bạn có thể không phải là người sôi nổi hay thú vị nhất ở trường, nhưng điều đó hoàn toàn ổn.
Theo một bác sĩ nhi khoa, đứa trẻ có thể không có phản ứng gì, nhưng những lời nhận xét mang tính phân biệt, miệt thị có thể để lại vết sẹo lâu dài: “Khi những người bạn yêu thương nhất nói những điều không hay về bạn, điều đó còn đau đớn hơn cả sự tổn thương, nó ảnh hưởng sâu sắc đến lòng tự trọng và đeo bám bạn suốt đời”.
Thay vì xấu hổ với đứa con hướng nội, hãy rèn luyện sự đồng cảm. Hãy hiểu rằng tính cách của con có thể khác với bạn hoặc với những đứa trẻ cùng trang lứa và nhận ra rằng điều này là hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Không thực sự hiểu về hướng nội
Ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn biết rõ về con mình, bạn vẫn có thể không hiểu hết về tính hướng nội. Tâm trí của người hướng nội được kết nối khác nhau và đôi khi hành vi của họ có vẻ xa lạ với bạn.
Ví dụ, trong khi bạn thích kết bạn và đi chơi vào mỗi cuối tuần thì con bạn lại thích ở trong phòng, tham gia vào các hoạt động một mình như đọc sách hoặc chơi trò chơi điện tử.
Trong trường hợp này, cha mẹ nên tự giáo dục bản thân về tính hướng nội. Tiếp tục tìm hiểu về những đặc điểm độc đáo của con và tập trung vào những đặc điểm này thay vì những gì bạn cho là tiêu cực, chẳng hạn như chúng ít ham muốn hòa nhập xã hội.
Bạn càng cung cấp nhiều môi trường nuôi dưỡng, con sẽ càng phát triển và cảm thấy thoải mái khi được là chính mình.
Không dạy con ý nghĩa của việc trở thành người hướng nội
Giúp con hiểu được bản chất hướng nội. Dạy con rằng việc dành thời gian một mình sau một ngày bận rộn ở trường hoặc tham dự một sự kiện xã hội như bữa tiệc sinh nhật đều là những việc quan trọng.
Giúp con nhận ra những dấu hiệu mệt mỏi và choáng ngợp cũng như phải làm gì khi con cảm thấy như vậy. Đừng để con tự mình vượt qua những thử thách này.
Ngoài ra, hãy chỉ cho con cách phát huy tối đa tiềm năng của mình. Làm nổi bật những điểm mạnh của con, chẳng hạn như khả năng tập trung đặc biệt và kỹ năng hoàn thành nhiệm vụ, khả năng lắng nghe, khả năng sáng tạo vốn có và sự hài lòng của con với các hoạt động một mình.
Không khuyến khích sự sáng tạo của con
Nhiều người hướng nội là những người rất nhạy cảm, trải nghiệm những cảm xúc sâu sắc và mãnh liệt và thường có khả năng sáng tạo bẩm sinh. Do đó, nếu con thích dành thời gian cuối tuần để vẽ tranh trong phòng, phối nhạc hoặc viết truyện ngắn, hãy khuyến khích những hoạt động này.
Việc ép buộc con hòa đồng hơn có thể khiến con bị hạn chế theo nhiều cách, chẳng hạn như kìm hãm khả năng sáng tạo của con, gây căng thẳng hoặc lo lắng, khiến con cảm thấy bị hiểu lầm. Thay vào đó, hãy cân nhắc tham gia cùng con trong các hoạt động theo đuổi sáng tạo (trừ khi con thích có thời gian ở một mình).
Theo introvertdear.com