Trẻ từ 4 – 6 tuổi đã bước vào giai đoạn phát triển cảm xúc ổn định, chuyển từ việc kiểm soát thụ động sang chủ động. Một số đứa trẻ rất biết cách cư xử, chúng có thể kiên quyết từ bỏ sự thỏa mãn trước mắt, thể hiện sự tự chủ khi cả khi đối mặt với những cám dỗ.
Bất kể tâm trạng thất thường như thế nào, trẻ luôn đưa ra những quyết định đúng đắn. Những đứa trẻ có khả năng tự chủ cao này có thể giải quyết những cảm xúc khó chịu một cách lành mạnh và hiệu quả. Khả năng suy nghĩ độc lập, tự đưa ra quyết định, biết tự chủ là kết quả của việc trẻ được cha mẹ rèn luyện 6 điều dưới đây.
1. Ít dành thời gian trên giường
Giường là nơi nghỉ ngơi, giải trí, thường xuyên được sử dụng để làm nơi nằm nghe nhạc, xem điện thoại… Một đứa trẻ dành quá nhiều thời gian nằm dài trên giường sẽ trở nên lười biếng, ít vận động dẫn tới béo phì…
Vì vậy, thay vì dành cả ngày trên giường, trẻ nên tập trung vào những việc có ý nghĩa hơn như học tập, vui chơi ngoài trời, vận động. Những hoạt động này giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, trí óc minh mẫn hơn.
Tất nhiên, không thể bỏ qua tầm quan trọng của chiếc giường như một nơi nghỉ ngơi. Trẻ cần đảm bảo đủ thời gian ngủ để phục hồi thể lực và năng lượng.
2. Dành thời gian đọc sách
Sách là đại dương kiến thức, là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển cá nhân và tích lũy trí tuệ. Bằng cách đọc sách, con người có thể mở rộng tầm nhìn, hiểu biết về thế giới rộng lớn, học hỏi kinh nghiệm, trí tuệ của người đi trước, từ đó nâng cao trình độ nhận thức của chính mình.
Dù trong lĩnh vực nào, nếu được rèn thói quen đọc sách sẽ mang lại rất nhiều sự thay đổi tích cực cả về tính cách và tương lai của trẻ.
3. Đề cao sự chăm chỉ, siêng năng
Một người có đức tính chăm chỉ dù trong học tập hay làm việc sau này cũng đều có khả năng cao đạt được những thứ khiến người khác phải ngước nhìn. Siêng năng là nền tảng của sự giàu có, chỉ bằng những nỗ lực và làm việc chăm chỉ không ngừng nghỉ, người ta mới nhận được phần thưởng xứng đáng. Đây là những điều mà cha mẹ cần dạy dỗ để con mình được thấm nhuần.
Siêng năng không chỉ là thái độ mà còn là hành động. Muốn hơn người khác, trẻ cần học hỏi, rèn luyện từ nhỏ cho tới lớn.
4. Dành thời gian tập thể dục
Trong nhịp sống hiện đại hối hả, con người thường lơ là việc chăm sóc cơ thể vì nhiều lý do khác nhau như công việc, học tập.
Để theo đuổi điểm số và thành tích, trẻ thường thức khuya học tập, hy sinh thời gian nghỉ ngơi, lối sống này dễ gây hại cho cơ thể. Tập thể dục là một cách quan trọng để duy trì sức khỏe thể chất.
Tập thể dục còn làm giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng, tăng sự tự tin. Thông qua tập thể dục, trẻ có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa béo phì cũng như các vấn đề sức khỏe khác.
Khi đối mặt với những thất bại và khó khăn, tập thể dục có thể giúp trẻ giải phóng căng thẳng và cảm xúc tiêu cực, đồng thời cải thiện sự tự nhận thức và ý thức về giá trị bản thân.
5. Dành thời gian bên gia đình
Gia đình là nguồn hỗ trợ và an ủi quan trọng nhất của con người, việc đầu tư thời gian cho gia đình có thể nâng cao tình cảm và sự gắn kết giữa các thành viên với nhau.
Trong một gia đình, tình cảm gia đình là tài sản quý giá nhất. Bằng cách đầu tư thời gian cho gia đình, mọi người có thể hiểu, chia sẻ niềm vui nỗi buồn và cùng nhau trải qua những thăng trầm của cuộc sống.
Một đứa trẻ được cha mẹ quan tâm, có thời gian bên nhau vào mỗi buổi tối, chúng thường lạc quan, tự tin, khi gặp khó khăn thường không giấu giếm mà chia sẻ với cả nhà.