Tình hình kinh tế hiện nay quá trì trệ. Xung quanh tôi, một số người bạn đã bị sa thải, người khác bị cắt giảm lương. Cũng có người muốn chuyển đổi ngành nhưng nhìn thị trường lao động lại không dám từ bỏ công ty cũ.
Lúc này, tôi mới thực sư hiểu được chân lý “có đủ cơm trong tay, trong lòng mới không cần hoảng sợ”. Tôi là một trong những người lao đầu vào kiếm tiền từ sớm, vì tôi biết rằng mình không thể dựa vào bất kỳ ai khác ngoài chính bản thân.
Vì vậy, tôi đã làm việc chăm chỉ để tiết kiệm tiền kể từ 5 năm trước. Cuối cùng tôi cũng đã gom đủ tiền để trả trước cho căn nhà đầu tiên trong đời. Trong lúc ví đã cạn kiệt vì dốc hết tiền mua nhà, tôi cảm thấy vô cùng bất an và luôn lo sợ sẽ có điều gì đó bất ngờ xảy đến.
Vì vậy, sau khi bình tĩnh lại một chút, tôi bắt đầu một kế hoạch tiết kiệm tiền mới.
Tiết kiệm tiền không khó như bạn nghĩ. Những phương pháp và kỹ thuật này đều được tôi thực hành và rất phù hợp với sinh viên, người mới đi làm và nhân viên văn phòng lâu năm. Nếu làm theo những phương pháp này, bạn cũng có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu tiết kiệm tiền của mình.
Ảnh minh họa
1. Sắp xếp tình hình tài chính của bạn
Nếu muốn tiết kiệm tiền, bạn không được bối rối. Bạn phải biết hiện tại mình có bao nhiêu tiền tiết kiệm, thu nhập ra sao và nợ phải trả. Hãy lập danh sách này, trình bày rõ ràng về tài sản và khoản nợ của bạn, từ đó có cái nhìn rõ ràng hơn về mục tiêu cần đạt được.
2. Ghi chép lại từng khoản thu nhập và chi tiêu
Mọi con số đều cần phải được ghi lại chi tiết và đều đặn. Nó cho phép bạn biết rõ nguồn gốc và dòng tiền đi ra – đi vào hàng tháng từ ví của bạn như thế nào. Tránh những khoản chi tiêu phi lý do thói quen xài tiền bốc đồng của bạn gây ra.
Hãy tìm một cuốn sổ nhỏ, hoặc sử dụng app điện tử để ghi lại các khoản thu nhập và chi tiêu hàng ngày của bạn. Sau một thời gian, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng về tình hình tài chính của mình.
3. Lên danh sách mua sắm
Nên nhớ, để tiết kiệm tiền, chúng ta cần mua những món đồ phù hợp, chứ không phải thứ đắt tiền. Đừng bị “tẩy não” bởi các chủ nghĩa tiêu dùng xa xỉ trên mạng xã hội.
Khi bạn gặp thứ gì đó muốn mua, hãy đưa chúng vào danh sách chờ. Sau 3 ngày, bạn có thể ấn nút “mua” nếu vẫn còn giữ được thái độ nhiệt tình với chúng,
Ngoài ra, đối với những món đồ cần thiết mà bạn chưa cần gấp, bạn có thể tiết kiệm và chờ đến đợt khuyến mại lớn. Nhờ đó, bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền lớn.
4. Tự nấu ăn
Tin tôi đi, tự nấu ăn thực sự giúp bạn tiết kiệm tiền!
Tôi nhận thấy rằng trong khi những người khác gọi đồ ăn mang về và chi 100 – 200 ngàn đồng/ngày cho đồ ăn thì tôi lại chỉ cần 50-80 ngàn đồng cho cùng một mức, nghĩa là tôi có thể tiết kiệm được một nửa số tiền đó. Điều quan trọng hơn là việc tự nấu ăn thực sự lành mạnh và tốt cho cơ thể bạn.
Ảnh minh họa
5. Du lịch xanh
Bây giờ giá xăng đang tăng vọt, lái xe là một sự lãng phí tiền bạc. Tôi đã chuyển sang di chuyển bằng xe đạp, xe buýt và tàu điện ngầm – dùng chung không chỉ rất thuận tiện mà còn khá rẻ.
6. Ăn ít đồ ăn sẵn gắn mác healthy
Không biết bạn có để ý không?
Phần lớn đồ ăn healthy chế biến sẵn đều đắt đỏ. Cùng với số tiền đó, bạn có thể chuyển sang mua trái cây và thực phẩm thân thiện hơn với cơ thể… Đồ ăn healthy thực sự đắt tiền và không tốt cho ví tiền như bạn tưởng.
7. Tận dụng hết ưu đãi mua hàng
Hiện nay có rất nhiều nền tảng cho phép bạn mua hàng theo nhóm, từ đó nhận được chiết khấu lớn. Trong suốt 5 năm qua, tôi đã tiết kiệm được khá nhiều tiền bằng cách này. Không chỉ hàng tiêu dùng mà các mặt hàng thực phẩm, đồ uống và giải trí tương tự có thể được mua với nhiều mức giảm giá trên các nền tảng này.
8. Tiết kiệm trước và chi tiêu sau
Đây là công thức tài chính không chỉ đúng cho riêng tôi mà còn cho tất cả mọi người. Để tiết kiệm tiền thì bạn cần nhớ công thức:
Chi phí = Thu nhập – Tiết kiệm.
Hãy đặt mục tiêu tiết kiệm hợp lý cho bản thân vào đầu mỗi tháng và tiết kiệm tiền ngay khi nhận được lương. Số tiền còn lại mới được bạn dùng cho chi tiêu. Nếu làm đúng theo nguyên tắc này thì dần dần, bạn sẽ thấy mình ngày càng có nhiều tiền trong tài khoản.
9. Đừng quên tự thưởng cho mình
Hãy coi việc tiết kiệm tiền như những mục tiêu nhỏ trong từng giai đoạn và tự tặng cho mình một phần thưởng nhỏ sau khi đạt được mục tiêu đó.
Đó có thể là một bữa ăn ngon, một đôi giày hay một cuốn sách mà bạn đã mong muốn sở hữu bất lâu. Bằng cách này, bạn có thể duy trì động lực để tiếp tục tiết kiệm tiền.
10. Sống trong mức thu nhập của bạn (đừng chi tiêu quá nhiều)
Hãy nhớ: “Bàn chân của bạn rộng bao nhiêu có nghĩa là kích thước đôi giày của bạn như thế.” Đừng mua những thứ bạn không đủ khả năng chi trả chỉ vì thể diện hoặc để so sánh.
Bạn có thể đủ khả năng chi trả thông qua thẻ tín dụng hoặc các nền tảng mua sắm, nhưng đây là khoản thấu chi từ thu nhập mà vốn có thể dành để bồi đắp tương lai. Do đó, hãy cân nhắc trước các quyết định chi tiêu lớn của mình. Khi nói đến tiêu dùng, nếu bạn sống trong mức thu nhập, bạn có thể giàu lên nhanh chóng.
Nguồn: Toutiao