Theo Cục Địa chất và Khai thác khoáng sản thuộc Trùng Khánh (Trung Quốc), dự án thăm dò khoáng sản than tại đây luôn yêu cầu kỹ thuật cao, môi trường thi công phức tạp, điều cực kỳ hiếm thấy trong các dự án tương tự ở các nơi khác.
Để hoàn thành dự án thăm dò khoáng sản than với chất lượng và hiệu quả cao, Công ty Địa chất và Khai thác mỏ 136 đã huy động 12 kỹ sư cao cấp và 12 lực lượng kỹ thuật quản lý thăm dò địa chất mỏ kho báu khoáng sản than chất lượng.
Đồng thời, để nâng cao vai trò chỉ đạo của công tác kỹ thuật địa chất, các kỹ sư xây dựng giếng khoan theo nguyên tắc “thăm dò và xây dựng, tổng hợp và phân tích dữ liệu nghiên cứu cũng như điều chỉnh và sửa đổi thiết kế”. Từ đó, các kỹ sư tăng cường nghiên cứu toàn diện, kịp thời chuẩn bị và sửa đổi các biểu đồ kho báu khoáng sản nhanh chóng, đảm bảo việc xây dựng, lập danh mục hoạt động.
Sau khi lập kế hoạch làm việc chi tiết, ở giai đoạn đầu của dự án, lỗi dự đoán vị trí các vỉa than chính ở khu vực thăm dò đã khiến 28 giếng khoan sâu 2.555m hoạt động mà không đem lại kết quả. Sau đó, các kỹ sư đã phải nghiên cứu công nghệ mới để kiểm soát dự đoán nhầm vị trí kho báu khoáng sản than trong phạm vi 2m.
Công nghệ cao mà các kỹ sư áp dụng để xử lý khi dự đoán nhầm vị trí khoáng sản than đó là sử dụng giếng khoan thông minh. Giếng khoan này ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để liên tục trích xuất dữ liệu lõi từ các độ sâu khác nhau để phân tích và thử nghiệm. Các thông tin được truyền về hệ thống phân tích trung tâm giúp các kỹ sư điều chỉnh dự đoán và đưa ra phương hướng tiếp theo cho dự án thăm dò khoáng sản.
Không chỉ vậy, các phương tiện hỗ trợ tiên tiến như xe vận chuyển không người lái, robot giám sát công trường…, hay các công tác vận hành trên công trường được chuẩn hóa và có trật tự, vật liệu được xếp chồng lên nhau an toàn, hợp lý, công tác quản lý thi công được thực hiện thông suốt và xuyên suốt.
Hơn nữa, công nghệ thông minh cho phép các thợ mỏ giám sát toàn bộ bề mặt khai thác và điều khiển máy cắt từ phòng điều khiển, giúp giảm số lượng thợ mỏ dưới lòng đất. Các phương tiện vận chuyển được cơ giới hóa hoàn toàn và được điều khiển từ xa.
Các cảm biến thông minh giám sát các vấn đề như tích tụ khí và mức độ ngập nước hoặc thông gió trong khi camera chụp ảnh thời gian thực được thuật toán trí tuệ nhân tạo phân tích. Cảnh báo sẽ tự động phát nếu các thông số của thiết bị đạt đến mức nguy hiểm hoặc phát hiện thấy hành vi của con người gây mất an toàn.
Cùng với đó, hơn 300 người đã làm việc không ngừng nghỉ cả ngày lẫn đêm để đạt được độ sâu là 2.555,18m. Dự án này là lần đầu tiên sử dụng thiết bị mới của giàn khoan thông minh với đường kính lõi lớn, đánh dấu bước chuyển mình của Công ty Địa chất và Khai khoáng 136 từ vận hành thủ công truyền thống sang vận hành cơ giới hóa thông minh. Đặc biệt, dự án này giúp đánh dấu công nghệ thi công khoan lõi và trình độ quản lý của người thăm dò địa chất đã đạt đến một tầm cao mới.
Sau hàng chục năm nỗ lực, Cục Địa chất và Khai thác khoáng sản Thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc) cho biết, đã xác định được hơn 6 tỷ tấn trữ lượng than và hơn 1 tỷ tấn trữ lượng tài nguyên khoáng sản ngoài than.
Ngoài ra, hiện nay, Trung Quốc đã ứng dụng công nghệ 5G vào thăm dò và khai thác khoáng sản than. Hơn 1.000 mỏ than đang hoạt động đã được nâng cấp thông minh, với 620 triệu tấn sản lượng hàng năm tại trung Quốc.
5G giúp cách mạng trong số hóa các ngành công nghiệp nặng truyền thống, chẳng hạn như khai thác mỏ, cảng và thép lên một tầm cao mới. Các nhà sản xuất thiết bị viễn thông không chỉ lắp đặt các trạm cơ sở 5G mà còn cung cấp các khả năng điện toán đám mây và AI để cùng nhau tạo ra một bản sao kỹ thuật số của hoạt động ngầm trên một nền tảng trực tuyến trong phòng chỉ huy khai thác khoáng sản.
Theo antt.nguoiduatin.vn
https://antt.nguoiduatin.vn/du-doan-nham-28-gieng-khoan-sau-2500m-hoat-dong-mai-khong-thay-kho-bau-tin-vui-bat-ngo-xuat-hien-nho-cong-nghe-cao-12502.html