Ngày nay, lĩnh vực công nghiệp chiếm hơn 37% tổng mức tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu và những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu đã và đang đặt ra những thách thức lớn về yếu tố bền vững trong sản xuất công nghiệp từ tất cả các bên liên quan, bao gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam. Việc đưa yếu tố bền vững vào các giai đoạn sản xuất cho phép các công ty liên kết, phân tích dữ liệu toàn bộ chuỗi hoạt động để đạt được một phương thức sản xuất bền vững hơn, cân bằng giữa tăng trưởng và lợi nhuận. Số hóa và tự động hóa là những yếu tố thay đổi cuộc chơi để giải quyết những thách thức này trên hành trình tới Công nghiệp 4.0.
Chuyển đổi sản xuất theo hướng bền vững
Điều căn bản là thu thập, hiểu và sử dụng số lượng lớn các dữ liệu được tạo ra trong Internet vạn vật Công nghiệp (IIoT). Giải pháp doanh nghiệp số đang thực hiện chính xác việc này bằng cách kết hợp thế giới thực và thế giới số. Trở thành doanh nghiệp số là chìa khóa mở ra tiềm năng của dữ liệu. Siemens hỗ trợ khách hàng đạt được sự tối ưu hóa liên tục từ khâu thiết kế sản phẩm và quy trình sản xuất, thông qua sản xuất thực, đến sử dụng và tái chế. Bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa phần mềm và phần cứng, cũng như kết hợp Công nghệ thông tin (IT) và Công nghệ vận hành (OT) (hội tụ IT-OT), Siemens cung cấp sự minh bạch ở mức tối đa và hỗ trợ việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu một cách chắc chắn hơn.
Nhu cầu tích hợp vòng đời của sản phẩm và sản xuất
Do tầm quan trọng của việc liên tục cải tiến hiệu suất, các đơn vị đi đầu trong lĩnh vực sản xuất như Siemens đang tăng cường ủng hộ việc chuyển đổi từ quan điểm cấp nhà máy, dựa trên tư duy silo sang trí tuệ tập thể. Điều này liên quan đến việc liên kết dữ liệu sản xuất và năng lượng, đồng thời phân tích dữ liệu đó trong mọi hoạt động công nghiệp để chủ sở hữu tài sản có thể đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thực tế.
Thúc đẩy sản xuất bền vững
Các nhà sản xuất đã chuyển sang sử dụng nguồn cung cấp năng lượng tái tạo và áp dụng các mô hình kinh doanh tuần hoàn hơn. Số hóa và tự động hóa cho phép hoạt động sản xuất đạt được sự tuần hoàn và bền vững trên bốn khía cạnh:
Cải thiện việc sử dụng năng lượng như một phần trong nỗ lực phi cacbon hoá vì chi phí năng lượng theo mô hình truyền thống chiếm một phần lớn chi phí hoạt động của các nhà sản xuất, bằng cách:
Kích hoạt hệ thống truyền động thông minh thông qua tối ưu hóa hệ thống truyền động hiệu quả tổng thể bằng chiến lược số hóa toàn diện.
Cung cấp các giải pháp quản lý năng lượng toàn diện cho doanh nghiệp, triển khai các biện pháp phù hợp để cải thiện tính bền vững.
Cung cấp phần mềm giám sát mức tiêu thụ điện năng giúp tối ưu hóa mức tiêu thụ.
Kích hoạt các giải pháp năng lượng thông minh nhằm cung cấp thông tin bổ ích trên toàn bộ chuỗi cung ứng điện, áp dụng các chế độ linh hoạt cho hệ thống điện, bao gồm cả năng lượng tái tạo.
Việc lập kế hoạch và tối ưu hóa dây chuyền sản xuất và cơ sở sản xuất giờ đây có thể đạt được. bằng cách có một bản sao số của sản phẩm hoặc nhà máy sản xuất để hiểu và dự đoán các đặc tính hiệu suất của các thực thể,và Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) – chính là bộ cảm biến kết nối mạng cho phép các công ty thu thập dữ liệu chi tiết theo thời gian thực về tài sản và môi trường. Thiết bị IIoT có thể được sử dụng để cung cấp dữ liệu thực vào bản sao số, cung cấp mô hình ảo thực tế về quy trình sản xuất vật lý, cho phép các công ty tối đa hóa việc tái sử dụng tài nguyên cũng như giảm thiểu chất thải và khí thải.
Sản xuất và đổi mới sáng tạo linh hoạt tại cơ sở, dựa trên các khái niệm đang phổ biến như sản xuất mô-đun, sản xuất bồi đắp, xe tự hành (AGV) để xử lý một cách năng động và có thể mở rộng, cũng như sử dụng trí tuệ nhân tạo để cải thiện việc sử dụng tài nguyên.
Có thể dự đoán thời gian ngừng hoạt động bằng tính năng bảo trì dự đoán nhờ bản sao số và thiết bị IIoT. Có thể mô phỏng tỉ lệ sử dụng tăng tốc của thiết bị công nghiệp và dự đoán khi nào lỗi có thể xảy ra, ngay trước khi chúng thực sự xảy ra, thay vì bị động sửa chữa nhằm khắc phục sự cố.
Các chuyên gia của Ban Công nghiệp Số Siemens Việt Nam luôn đồng hành và sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp trong suốt hành trình trở thành doanh nghiệp số. Hãy cùng Siemens khám phá các giải pháp thông minh, an toàn và bền vững tại Gian hàng Số 442, Khu C, Triển lãm Công nghiệp & Sản xuất Việt Nam (VIMF) 2024 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương, từ ngày 19 đến 21.6.2024.
Tìm hiểu thông tin chi tiết và đăng ký tham dự VIMF tại: http://vimf2024.siemens.com.vn
Theo Tổ Quốc
http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/siemens-tang-toc-hanh-trinh-chuyen-doi-so-vi-mot-tuong-lai-ben-vung-20240520103101977.htm